Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Tin Tức
Thứ 4, Ngày 12/01/2022, 20:00
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội triển khai nhiệm vụ năm 2022
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/01/2022
Nhằm đánh giá những kết quả đạt được của năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022, chiều ngày 12/01, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2022.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Tham dự Hội nghị còn có Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương Huỳnh Tấn Việt; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K’đăm; Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng đại diện các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, bộ, ngành…
Về phía Bộ LĐTBXH có: Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cùng các Thứ trưởng: Lê Tấn Dũng, Lê Văn Thanh, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Bá Hoan. Tại 63 điểm cầu địa phương có các đồng chí lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố, Sở LĐTBXH, phòng LĐTBXH các địa phương.
dndbldtbxh.jpg 
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc Hội nghị
Cổng Thông tin điện tử Bộ LĐTBXH trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung
Kính thưa đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Kính thưa các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Thưa các vị đại biểu dự Hội nghị
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương đã quan tâm đến dự Hội nghị. Xin gửi tới đồng chí Phó Thủ tướng và các đại biểu lời cảm ơn và lời chào trân trọng nhất.
 Kính thưa Hội nghị,
Có thể nói, chúng ta vừa trải qua năm 2021 với những thách thức, khó khăn rất lớn của đại dịch COVID-19, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Với sự chỉ đạo kịp thời, linh hoạt của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa điều chỉnh cơ chế chính sách, do đó sản xuất, kinh doanh đang khôi phục trở lại, đời sống Nhân dân từng bước đã ổn định.
Đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn đến vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội của người dân. Ước tính số người bị mất việc làm chiếm khoảng 5% và 32% số người phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; gần 50% người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên. Đây là một mức giảm đáng kể, làm suy yếu sức mua của thị trường và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người lao động.
Trong bối cảnh đó, an sinh xã hội cùng với phòng, chống dịch và phát triển kinh tế là ba trụ cột chính để phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, một mặt, Ngành LĐTBXH chúng ta đã triển khai bài bản, căn cơ các chính sách xã hội, tập trung chăm lo ngày một tốt cho người có công với cách mạng, đối tượng trợ giúp xã hội, đối tượng yếu thế… nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 như: tham mưu trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, đảm bảo chăm lo tốt hơn cho người có công cả về vật chất và tinh thần. Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 mở rộng diện bao phủ và tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội từ ngày 01/7/2021 lên 360 nghìn đồng/tháng. Kịp thời trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 và tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2030, với quyết tâm đổi mới, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân và cộng đồng, phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo". Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, với mức điều chỉnh tăng thêm 7,4% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng cho người hưởng lương hưu thấp, người về hưu trước năm 1995 trong bối cảnh ngân sách khó khăn. Chúng ta mở rộng hợp tác quốc tế về an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, Chính phủ đã ký Hiệp định song phương Việt Nam - Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội với Chính phủ Hàn Quốc. Đây là hiệp định đầu tiên cấp Chính phủ về bảo hiểm xã hội mà Việt Nam ký kết với một đối tác nước ngoài, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động của hai quốc gia.
Thứ hai, Bộ đã chủ động, quyết liệt và linh hoạt phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, chính sách, trong đó có những chính sách chưa có tiền lệ như: Nghị quyết số 68 của Chính phủ, Quyết định số 23 của TTg và Nghị quyết số 116 của Chính phủ, Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện nhiều giải pháp, ban hành nhiều gói hỗ trợ kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động vượt qua khó khăn, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch.
Kết quả, chỉ trong thời gian vài tháng, với điều kiện rất khó khăn trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, việc thực hiện Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 đã đem lại hiệu quả rất thiết thực, dư luận xã hội, người lao động, chủ sử dụng lao động đồng tình cao. Trung ương và các địa phương đã dành tổng kinh phí 71.482 tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ gần 742 nghìn lượt người sử dụng lao động và trên 42,8 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác. Trong đó: (1) triển khai Nghị quyết số 68, toàn quốc có 378.300 lượt người sử dụng lao động, trên 30 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác được hỗ trợ với tổng kinh phí là 33.564 tỷ đồng; (2) triển khai Nghị quyết số 116, có 363.600 lượt người sử dụng lao động và 12,6 triệu lượt người lao động được hỗ trợ với tổng kinh 37.918 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Các chính sách đã triển khai với nguồn lực tuy chưa thật lớn, song đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ an sinh xã hội, hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là các trung tâm, các địa bàn tăng trưởng trọng điểm vượt qua giai đoạn khó khăn.
Thứ ba, toàn ngành đã dồn lực tập trung tham mưu, cảnh báo và đề xuất thực hiện các biện pháp kịp thời nhằm khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động cục bộ, ổn định thị trường lao động, tích cực, chủ động nghiên cứu, đề xuất với Trung ương, Quốc hội và Chính phủ các biện pháp phục hồi các chính sách an sinh xã hội do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Kết quả đạt được hiện nay là do sự vào cuộc quyết liệt, sự quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp và lực lượng tuyến đầu chống dịch đã phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chung sức, huy động mọi nguồn lực để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, chăm lo, ổn định đời sống cho người dân và nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó là sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành LĐTBXH, ngành bảo hiểm xã hội, ngân hàng chính sách xã hội và các cơ quan liên quan, nhất là sự vào cuộc của các địa phương đã góp phần làm cho bức tranh kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm đang khởi sắc trở lại, thị trường lao động phục hồi nhanh chóng và bắt đầu tạo được “sức bật” mới cho thời gian tiếp theo.
Tuy nhiên, một số lĩnh vực triển khai chưa đưa lại hiệu quả: Thị trường lao động biến động và chưa vững chắc. Một số chỉ tiêu chưa đạt kết quả như mong muốn; Kết quả vẫn còn xảy ra những vụ việc bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội; còn nhiều trẻ em bị tai nạn, thương tích Tệ nạn xã hội diễn ra dưới các hình thức tinh vi, phức tạp. Chuyển đổi số, ứng dụng CNTT chưa đáp ứng yêu cầu và chưa xứng với tiềm năng của ngành chúng ta.
Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể Hội nghị
Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch bệnh COVID-19 có thể còn tiếp diễn với những diễn biến khó lường trong năm 2022 - 2023 nhưng với tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao, các nước (trong đó có Việt Nam) sẽ chuyển sang “trạng thái bình thường mới”. Vì vậy, để bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi sản xuất, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong thời gian tới đề xuất Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Ban, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo các các giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động, việc làm: Duy trì lực lượng lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm tăng trưởng, tăng cường các biện pháp giữ chân người lao động đang làm việc, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nguồn lao động cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hỗ trợ người lao động được vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm. Đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn tới.
Thứ hai, tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và thiên tai, rủi ro. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng khả năng kết nối cung - cầu trên thị trường, hình thành hệ thống thu thập, chia sẻ thông tin về việc tìm người và người tìm việc; Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện; Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2030 theo tiêu chí mới từ ngày 01/01/2022.
Thứ ba, phát triển giáo dục nghề nghiệp, tăng cường đào tạo thường xuyên, đào tạo lại lao động và tăng cường chuẩn hóa chất lượng lao động trình độ kỹ năng nghề giúp người lao động có cơ sở và cơ hội thuận lợi học tập nâng cao trình độ kỹ năng đáp ứng nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng cao, có kỹ năng cho thị trường lao động và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ tư, tăng cường hiệu quả các chính sách an sinh xã hội hiện hành, nỗ lực hướng tới hệ thống an sinh đáp ứng với các cú sốc diện rộng: Xây dựng kịch bản, phương án và triển khai các chính sách xã hội đã ban hành bảo đảm an dân và an sinh xã hội đối với người dân, hộ người nghèo, người yếu thế và phù hợp với tình hình thực hiện phòng, chống dịch COVID-19; Phát triển hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân.
Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng bảo đảm kịp thời, hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu về các nhóm đối tượng, bảo đảm liên thông giữa địa phương với trung ương, giữa các ban, ngành.
Thứ sáu, chăm lo, tạo môi trường an toàn để bảo đảm phát triển đầy đủ quyền của trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Cuối cùng, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chỉ thị số 35/TC-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Chúng tôi đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, phối hợp chăm lo chu đáo nhất để mọi người, mọi nhà, nhất là người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số và những người bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đầm ấm, vui tươi, an toàn, không để ai bị thiếu ăn, không ai không có Tết.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe các vị đại biểu! 

Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH

Lượt người xem:  Views:   993
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video