Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Tin Tức
Thứ 7, Ngày 18/07/2020, 17:00
6 tháng cuối năm toàn Ngành LĐ-TBXH kiên quyết thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2020
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
18/07/2020
Sáng ngày 16/7/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung tham dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng: Lê Tấn Dũng, Lê Quân, Nguyễn Thị Hà và Lê Văn Thanh; đại diện Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành liên quan, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ LĐ-TBXH cùng đại biểu tham dự tại các điểm cầu trực tuyến trên toàn quốc...

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trường lao động, người lao động và doanh nghiệp, tuy nhiên, vượt qua khó khăn, nhiều tín hiệu tích cực đã xuất hiện ở thời điểm này.

IMG-20200716-093154.jpg 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc Hội nghị

Bộ trưởng cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động lớn đến lực lượng lao động và chuỗi cung ứng dẫn tới tình trạng thất nghiệp, mất việc, tạm ngưng việc tăng cao. Chưa có thời điểm nào tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cao như thời điểm này (khoảng 2,56%, trong khi cuối năm 2019 con số này là 1,98%); quy mô lao động của Việt Nam từ 55,4 triệu người xuống còn khoảng 52 triệu người. Theo Bộ trưởng, bên cạnh gãy đứt chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu còn kèm theo tình trạng sản xuất ra hàng hóa nhưng không xuất khẩu được, từ đó đặt ra những vấn đề về thất nghiệp thực sự. Thời gian qua, việc ngừng việc, giãn việc, thậm chí thất nghiệp đã xảy ra ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tự do, tác động này nếu không được xử lý sớm, thời gian tới việc thất nghiệp chính thức sẽ diễn ra nhiều ở những doanh nghiệp FDI, những tập đoàn lớn thuộc lĩnh vực dệt may, giày da, thủy sản…
Bên cạnh đó, do tình hình các nước chưa phục hồi do Covid-19, trong 6 tháng qua cả nước chỉ đạt 30 % kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong khi đó, lĩnh vực này thường chiếm tới 10 % tổng số lao động có việc làm hàng năm trong cả nước.
20200716093935-IMG-6756.JPG 
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chủ trì Hội nghị

Bộ trưởng ghi nhận, trong tình hình đó, các địa phương và Trung ương đã rất năng động trong việc khắc phục tình hình. Doanh nghiệp cố gắng chia sẻ với người lao động và ngươc lại. Nhiều ngành nghề đã dần khôi phục. Trong tình hình đó, Bộ cũng đã tham mưu với Đảng và Nhà nước về gói an sinh 62.000 tỷ đồng. Đây là điều chưa từng có trong tiền lệ. Tới nay, các địa phương đã phê duyệt quyết định hỗ trợ 15,8 triệu người, tương ứng với số tiền hỗ trợ hơn 11.000 tỷ đồng (tới ngày 30/6). Bên cạnh đó, nhiều quy định về việc thực hiện tạm dừng đóng BHXH đã sớm được triển khai, thực hiện các chính sách BHTN trên 6.000 tỷ đồng, bằng 180 % so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, các chính sách khác của Bộ cũng được hiện đồng bộ, như công tác người có công, việc làm, giảm nghèo, bảo vệ trẻ em... đã có nhiều chuyển biến tốt. Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã có những điều chỉnh uyển chuyển trong triển khai đào tạo trực tuyến.
9-IMG-9521.JPG 
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng trình bày báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Bộ trưởng nhận định, trong 6 tháng vừa qua, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng với cách làm sáng tạo, về cơ bản, Bộ đã đạt được mục tiêu. Quan trọng hơn, thông qua những việc làm đó, dư luận xã hội đồng tình, niềm tin của người dân với Đảng và Nhà nước tăng cao thông qua chính sách hợp lòng dân, có tình và có lý.
Đi đôi với việc ổn định an sinh xã hội và phát triển kinh tế, thời gian tới, Bộ trưởng lưu ý công tác 6 tháng cuối năm 2020, Ngành cần nỗ lực cao nhất để duy trì thị trường lao động, hoạch định các chương trình, chính sách, chương trình Mục tiêu Quốc gia, chương trình mục tiêu (nếu còn), chính sách về bảo hiểm xã hội…
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, sắp tới sẽ có những điều chỉnh về NQ 42/2020/NQ-CP và QĐ 15/2020/QĐ-TTg theo hướng thêm đối tượng nhưng không để nguồn kinh phí chi vượt mức.

 

7-IMG-9485.JPG 

Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe trình bày báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Hội nghị cũng được nghe những tham luận của nhiều địa phương trên cả nước về công tác thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm 2020, với những nội dung tập trung vào những công tác thực hiện nhiệm vụ của Ngành, đồng thời thảo luận, tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ của các địa phương.
 
5-IMG-9479.JPG 

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng yêu cầu tất cả các Cục, Vụ, và toàn ngành LĐ-TBXH rà soát lại chương trình công tác năm 2020, nhất là các mục tiêu đã được đề ra. Bộ trưởng nhấn mạnh trên tinh thần phấn đấu thực hiện bằng được những chỉ tiêu, mục tiêu đề ra trong năm 2020. Trong đó chú ý tới xây dựng thể chế, không chỉ ở cấp Trung ương mà cả địa phương cũng cần ban hành những chính sách liên quan đến chính sách chung của Ngành và điều chỉnh những chính sách đối với người yếu thế...
Bộ trưởng cũng lưu ý các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của ngành trong giai đoạn 2021 – 2025. Bộ trưởng nhấn mạnh thêm trong quý III tới đây, một số địa phương cần quan tâm đặc biệt tới thị trường lao động (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên)...
Bộ trưởng nhấn mạnh Ngành cần tiếp tục đổi mới phong cách và phương pháp công tác, thể hiện tinh thần quyết liệt, đặt lên hàng đầu là hiệu quả công việc, uy tín của Ngành trước nhân dân, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo. Bộ trưởng cũng lưu ý về việc đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin. Bộ trưởng đề nghị trong năm nay, chậm nhất đầu năm 2021, các địa phương số hóa toàn bộ hồ sơ trong lĩnh vực của Ngành đẩy mạnh thực sự ứng dụng công nghệ thông tin, để minh bạch hơn, công khai hơn và giảm bớt những thủ tục hành chính không cần thiết.

Một số kết quả đáng lưu ý trong công tác 6 tháng đầu năm 2020

Việc làm: ước 6 tháng đầu năm cả nước tạo việc làm cho trên 574 nghìn người, đạt 35,7% kế hoạch, bằng 73,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, tạo việc làm trong nước cho 540 nghìn người, bằng 76,1% cùng kỳ; đưa trên 34 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài, bằng 51% cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,82%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 62,4%.

Giáo dục nghề nghiệp: tiếp tục triển khai các giải pháp đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với nâng cao chất lượng đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19; tiếp tục đào tạo thí điểm cho 22 nghề cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Tổ chức cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đi học trở lại sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội; song song với việc tiếp tục giảng dạy, học tập bằng hình thức trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học. Kết quả tuyển sinh 6 tháng đầu năm ước khoảng 776,2 nghìn người, đạt 34,3% kế hoạch; trong đó: Tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng khoảng 26,2 nghìn người; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các hình thức đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 750 nghìn người.

Bảo hiểm xã hội: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; hết tháng 6/2020 có 15,17 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, giảm 604 nghìn người so với thời điểm hết năm 2019 (trong đó, tham gia BHXH bắt buộc khoảng 14,534 triệu người; tham gia BHXH tự nguyện khoảng 636 nghìn người); 12,773 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 656 nghìn người so với cuối năm 2019. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thực hiện kịp thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhất là thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh nhất.
Về công tác thực hiện những chính sách an sinh xã hội, bên cạnh chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ thông qua Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 quy định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Tập trung triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP bảo đảm công khai, minh bạch, thận trọng, hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng, có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn trục lợi chính sách. Cơ bản, các địa phương đã khẩn trương rà soát, lên danh sách và chi trả trực tiếp đến các nhóm đối tượng thụ hưởng.
Về thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công, Bộ LĐ-TBXH đã thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; đẩy mạnh các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”.Rà soát, tổng hợptình hình giải quyết hồ sơ người có công còn tồn đọng tại các địa phương; ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ; trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với 315 liệt sĩ, cấp đổi lại trên 6.500 bằng Tổ quốc ghi công. Tiếp tục thực hiện Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, chuẩn hóa thông tin mộ liệt sĩ; hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở.
Tiếp tục triển khai các chương trình, đề án, chính sách trợ giúp xã hội; nhất là chính sách hỗ trợ, chăm lo đời sống người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 3 triệu đối tượng bảo trợ xã hộivới tổng kinh phí trên 17 nghìn tỷ đồng. Đảm bảo cho các đối tượng yếu thế đón tết Canh Tý vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cấp gạo cứu đói Tết Nguyên đán và những tháng giáp hạt đầu năm cho người dân ở một số địa phương khó khăn, bảo đảm  công tác cứu trợ đột xuất được kịp thời, không để người dân nào bị đói.
Thực hiện đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách hỗ trợ thường xuyên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng ưu đãi, khuyến nông và khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình giảm nghèo, trợ giúp pháp lý…). Nhân rộng các mô hình, cách làm hay giúp dân giảm nghèo ở các địa phương; hộ nghèo và các đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được Ngân hàng Chính sách xã hội gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giải ngân cho vay mới, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh.Giảm nghèo dần đi vào thực chất hơn, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm nhanh. Công bố kết quả giảm nghèo cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 giảm xuống còn 3,75%, giảm 1,48% so với cuối năm 2018, riêng các huyện nghèo giảm 5,78% so với cuối năm 2018.
Về công tác trẻ em, Bộ đã báo cáo, giải trình Quốc hội việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em (thực hiện Nghị quyết số 81/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội). Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Phối hợp trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Công tác bình đẳng giới, tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện các chương trình, đề án về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, nhất là các hoạt động nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; có các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt công tác cai nghiện ma túy trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát mạnh.
 

 Nguồn: http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=222875

Lượt người xem:  Views:   605
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video