Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Tin Tức
Thứ 3, Ngày 10/09/2019, 09:00
Hội thảo đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2019
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/09/2019
Ngày 30/8/2019, tại Trung tâm GDNN Quản trị Công nghệ Bình Dương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2019.

daynghe00001.jpg


Mục đích của Hội thảo nhằm định hướng công tác đào tạo nghề của tỉnh trong thời gian tới đáp ứng theo nhu cầu xã hội, đảm bảo giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên (HSSV) sau khi tốt nghiệp tham gia thị trường lao động đúng với chuyên ngành được học, tăng cường đào tạo có địa chỉ, xây dựng mô hình "Trường đào tạo trong doanh nghiệp"; làm tốt hơn công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Điểm mới của Hội thảo năm nay ngoài sự tham gia của 3 Nhà (Nhà Nước – Nhà Doanh nghiệp - Nhà Trường) còn có các Nhà Khoa học tham gia trình bày tham luận, trong đó có PGS, TS. Nguyễn Đức Lộc – Viện trưởng Viện Đời sống xã hội và TS. Dương Như Hùng – Trưởng khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa TPHCM.

daynghe00002.jpg

Hơn 100 đại biểu đến từ các Doanh nghiệp, Hiệp hội và các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia Hội thảo

Phát biểu mở đầu cho buổi hội thảo, ông Phạm Văn Tuyên, Phó giám đốc Sở Lao động -TB&XH cho biết, qua các buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh với các Doanh nghiệp (DN) trong tỉnh như Hàn Quốc, Đài Loan, DN trong nước… thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật luôn là vấn đề "nóng" được nhắc đi nhắc lại. Điều này đặt ra vấn đề cho các cơ sở GDNN phải nỗ lực hơn nữa trong việc tuyển sinh, liên kết đào tạo với các DN để cung ứng lao động góp phần cho một tỉnh phát triển công nghiệp như Bình Dương. Ông mong muốn tại buổi hội thảo mọi người phát biểu cởi mở hơn, nhất là đại diện các doanh nghiệp, trao đổi với nhau những vấn đề quan tâm để cùng nhau tìm "chìa khóa" giải "bài toán" thiếu lao động chất lượng cao như hiện nay.

Đại diện Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, ông Lê Văn Minh - Phó chủ tịch Hiệp hội cho biết: Hiện nay các DN ngành gỗ ở Bình Dương đang rất cần lao động có chuyên môn kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các DN gỗ không chỉ sử dụng máy móc thô sơ, lao động chân tay mà đang "chuyển mình" đầu tư máy móc hiện đại nên cần người vận hành. Ông mong muốn Bình Dương sẽ đào tạo, cung ứng nhiều lao động có tay nghề cho DN. Về phía DN sẽ sẵn sàng tham gia đào tạo tay nghề cho người lao động, tuy nhiên việc người lao động "nhảy việc" sau khi được đào tạo giỏi tay nghề gây cho DN gặp rất nhiều khó khăn.

Tham gia ý kiến tại Hội thảo, ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương cho biết hiện nay học sinh, sinh viên mới ra trường rất yếu về kỹ năng mềm và ngoài ngữ, ông mong muốn các Trường cần đưa vào chương trình đào tạo kỹ năng sống và cần trang bị cho HSSV đạo đức nghề nghiệp, pháp luật về lao động để giải quyết tình trạng "nhảy việc" của HSSV mới ra trường. Ngoài ra, các DN sẵn sàng bỏ ra chi phí đào tạo để "trồng lúa non", tuy nhiên Nhà nước cần có chính sách và cơ chế để hỗ trợ đối với DN tham gia đào tạo nghề.

daynghe00003.jpg 

ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương đề xuất các Trường cần đào tạo kỹ năng sống và trang bị đạo đức nghề nghiệp cho HSSV

Ngoài ra, đại diện nhiều DN cũng đề cập tới các vấn đề như: Trình độ tay nghề của HSSV mới ra trường, trình độ ngoại ngữ và tin học, thời gian tham gia thực tập tại DN, chi phí, rủi ro khi DN tham gia đào tạo nghề, sự phối hợp của DN và Nhà trường, thiếu hụt lao động các nghề dịch vụ,… và đề xuất nhiều giải pháp như: tăng cường đào tạo kỹ năng sống, pháp luật lao động, thái độ và kỹ năng làm việc, tăng thời gian thực tập, mời DN tham gia biên soạn chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo tại DN, có cơ chế ràng buộc người học, xây dựng thư viện tài liệu trực tuyến, liên kết đào tạo trong nước và quốc tế,…

Đại diện Ban Điều hành Thành phố Thông minh Bình Dương, Tiến sĩ Nguyễn Việt Long – Giám đốc Văn phòng TP thông minh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC đề cập thực trạng hiện nay, hầu hết sinh viên Việt Nam thiếu tính chủ động sau khi ra trường, mặc khác nhiều DN chưa nắm được Luật Giáo dục nghề nghiệp vì vậy Sở cần tiếp tục tuyên truyền, triển khai những chính sách pháp luật về GDNN cho các DN. "Việc tổ chức Hội thảo kết nối 3 Nhà là hết sức thiết thực, nó cũng là một nội dung của Đề án TP thông minh Bình Dương. Trong thời gian tới Sở nên tiếp tục tổ chức các hội nghị với từng Hiệp hội để có những ý kiến sâu hơn, thẳng thắng hơn, tập trung vào những nghiên cứu, con số cụ thể hơn. Đối với các Trường cần tăng cường tuyên truyền quảng bá hình ảnh về đào tạo nghề để người dân thấy được tầm quan trọng, sự thành công khi học nghề, ngoài ra cần xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo ra những người đào tạo trong doanh nghiệp", TS. Nguyễn Việt Long nói.

Đại diện cho hơn 95 cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh, ông Trần Hùng Phong – Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghệ Việt Nam – Singapore cho trong thời gian qua, Trường đã mời gọi DN tham gia đào tạo chiếm 30% thời lượng của chương trình đào tạo, để đạt được kết quả tốt trong việc liên kết đào tạo, nhà trường đã giới thiệu cho DN thấy những lợi ích khi họ chung tay với trường đào tạo nguồn nhân lực, khi đạt hiệu quả tốt đương nhiên DN sẽ hỗ trợ trường. Hiện nay, Trường đang triển khai tổ chức đào tạo được 01 lớp nghề Cắt gọt kim loại theo Chương trình đào tạo thí điểm 22 nghề chất lượng cao cấp độ quốc tế được chuyển giao từ Cộng hòa Liên bang Đức. Chương trình đào tạo được thiết kế gồm 2 phần: các môn học chung theo quy định của Việt Nam và phần chuyên môn là bộ chương trình được chuyển giao từ Đức. Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên đạt yêu cầu sẽ được cấp 2 bằng gồm: bằng tốt nghiệp cao đẳng của Trường và bằng tốt nghiệp tương đương với trình độ Bậc 4 theo Khung trình độ Quốc gia Đức. "Nhà trường đào tạo để cung ứng chung cho xã hội, nếu DN muốn đáp ứng thì phải ký hợp đồng, Nhà trường sẵn sàng xây dựng chương trình thay đổi đến 30-40% theo nhu cầu của DN cần", thầy Phong nói.

Cũng tại Hội thảo, bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương cho biết Sở Công thương sẵn sàng làm cầu nối cho DN và các Trường, trong thời gian tới sẽ phối hợp với Sở Lao động – TB&XH để kết nối các DN và các cơ sở đào tạo, đề nghị các DN, Hiệp hội thường xuyên cung cấp thông tin, nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động để thông tin đến các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Trước khi kết thúc Hội thảo, ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động – TB&XH ghi nhận những ý kiến phát biểu về nhu cầu, thực trạng và các đề xuất giải pháp của các đại biểu tham dự và cho biết trong thời gian tới Sở sẽ phối hợp với Sở Công thương tiếp tục làm đầu mối kết nối giữa DN và các cơ sở GDNN với quan điểm ưu tiên Nhà Doanh nghiệp là số 1, các Trường phải chủ động tìm DN để hợp tác và đề nghị các đơn vị cần phải quan tâm hơn về đạo đức nghề nghiệp, thái độ của người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài ra, các Trường phải xác định ngành nghề mũi nhọn, nghiên cứu và nhân rộng mô hình đào tạo tại DN, hàng năm đặt chỉ tiêu hợp tác với DN trong đào tạo nghề./.

Tính đến ngày 30/8/2019, Bình Dương có 95 cơ sở GDNN, trong đó 7 trường cao đẳng, 1 phân hiệu cao đẳng Đường sắt phía Nam, 12 trường trung cấp/trung cấp nghề, 16 trung tâm GDNN, hơn 59 doanh nghiệp có đăng ký hoạt động GDNN. Hàng năm, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh tuyển sinh khoản hơn 35.000 học viên. Xác định GDNN là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, Sở LĐ-TB&XH đã thực hiện nhiều giải pháp để kết nối 3 Nhà, tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường và Doanh nghiệp.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

daynghe00004.jpg 

TS. Dương Như Hùng – Trưởng khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa TPHCM trình bày tham luận về các mô hình thúc đẩy DN tham gia đào tạo nghề của các nước trên thế giới

daynghe00005.jpg 

PGS, TS. Nguyễn Đức Lộc – Viện trưởng Viện Đời sống xã hội trình bày nghiên cứu về nhu cầu của DN về những kỹ năng đối với người lao động và đề xuất pháp đào tạo nghề tại tỉnh Bình Dương

 daynghe00006.jpg

TS. Nguyễn Việt Long – Giám đốc Văn phòng TP thông minh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC trao đổi ý kiến với các đại biểu

daynghe00007.jpg 

Bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương phát biểu tại Hội thảo

daynghe00008.jpg 

 

Đại diện các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp lắng nghe phát biểu về nhu cầu của Doanh nghiệp

 

 

                                    PHÒNG DẠY NGHỀ

Lượt người xem:  Views:   1465
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video