Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Hỏi đáp chính sách
Thứ 5, Ngày 31/05/2018, 09:52
Trả lời kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/05/2018

Câu 1. Đề nghị loại bỏ người lao động thuộc diện di chuyển, phái cử nội bộ trong doanh nghiệp và đã đóng bảo hiểm xã hội tại nước phái cử ra khỏi đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Câu 2. Đề nghị triển khai các thủ tục chi tiết giống như thủ tục tại khoản 1, điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP (định nghĩa về người lao động nước ngoài thuộc diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp khi xin giấy phép lao động).

Câu 1. Đề nghị loại bỏ người lao động thuộc diện di chuyển, phái cử nội bộ trong doanh nghiệp và đã đóng bảo hiểm xã hội tại nước phái cử ra khỏi đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 2 của  Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; khoản 2 Điều 4 của Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định hướng dẫn cụ thể quy định này. Vì vậy, các doanh nghiệp tạm thời chưa phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài. Sau khi có hướng dẫn, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tổ chức triển khai, hướng dẫn để các doanh nghiệp và người lao động thực hiện.
Về kiến nghị của Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp thu ý kiến và sẽ có kiến nghị Bộ Lao động – TBXH và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Câu 2. Đề nghị triển khai các thủ tục chi tiết giống như thủ tục tại khoản 1, điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP (định nghĩa về người lao động nước ngoài thuộc diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp khi xin giấy phép lao động).
Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam).
Hiện diện thương mại bao gồm các hình thức: tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Về thủ tục sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam với hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: căn cứ vào ngành nghề hoạt động của hiện diện thương mại, để thực hiện thủ tục sử dụng lao động người nước ngoài có 02 trường hợp sau:
1. Trường hợp hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động trong phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại các Phụ lục của Thông tư số 35/2016/TT-BCT quy định việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động (kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải).
Trong trường hợp này doanh nghiệp thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP, Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH, Thông tư 35/2016/TT-BCT)
Lưu ý: Văn bản chứng minh trường hợp trên là một trong các giấy tờ sau:
-  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
-  Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
- Giấy phép thành lập Chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2.  Trường hợp hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động các ngành ngoài phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại các Phụ lục của Thông tư số 35/2016/TT-BCT
Để sử dụng người lao động trong trường hợp này doanh nghiệp thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định (theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP, Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH).
Lượt người xem:  Views:   749
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video