Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
 
Hỏi đáp chính sách
 
​CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG VIÊN CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
 
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VAY VỐN ĐỂ TRẢ LƯƠNG NGỪNG VIỆC, TRẢ LƯƠNG PHỤC HỒI SẢN XUẤT
 
 
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGỪNG VIỆC
 
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG NHƯNG KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
 
CHÍNH SÁCH GIẢM MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
 
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠM DỪNG ĐÓNG VÀO QUỸ HƯU TRÍ VÀ TỬ TUẤT
 
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
 
CHÍNH SÁCH HỖ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
 
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ TRẺ EM VÀ NGƯỜI ĐANG ĐIỀU TRỊ COVID-19, CÁCH LY Y TẾ
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG VIÊN CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCHTrả lời Chính sách TL-BHXHTinHỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG VIÊN CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
​CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG VIÊN CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
07/09/2021 3:00 CHNoĐã ban hành

Câu hỏi 1. Hướng dẫn viên du lịch được hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì hồ sơ đề nghị gồm những giấy tờ gì?

Trả lời:

Hướng dẫn viên du lịch đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 31 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì chuẩn bị hồ sơ đề nghị như sau:

- Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây:

+ Bản sao hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến thời điểm nộp hồ sơ.

+ Thẻ hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.

Câu hỏi 2. Hướng dẫn viên du lịch có hợp đồng lao động không còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ có được hỗ trợ không?

Trả lời:

Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến thời điểm nộp hồ sơ (theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg), được hiểu là hợp đồng lao động đó có thể được ký trước hoặc sau ngày 01/01/2020, có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến thời điểm nộp hồ sơ (hết ngày 31/01/2021), còn hoặc không còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.

Câu hỏi 3. Người lao động có thẻ hướng dẫn viên du lịch được cấp sau ngày có hiệu lực của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg (ngày 07/7/2021) có được hỗ trợ không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều Điều 33 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và quy định tại Đơn đề nghị hỗ trợ (mẫu số 10 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg), giá trị thẻ hướng dẫn viên du lịch còn hạn sử dụng đến thời điểm nộp hồ sơ (hết ngày 31/01/2022).

Trường hợp thẻ hướng dẫn viên du lịch được cấp sau ngày có hiệu lực của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg (ngày 07/7/2021) mà còn giá trị sử dụng đến thời điểm nộp hồ sơ (thẻ còn thời hạn sử dụng, không bị thu hồi hoặc bị tước thẻ) thì thuộc đối tượng được hỗ trợ nếu có đủ các điều kiện theo quy định.

HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VAY VỐN ĐỂ TRẢ LƯƠNG NGỪNG VIỆC, TRẢ LƯƠNG PHỤC HỒI SẢN XUẤTTrả lời Chính sách TL-BHXHTinHỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VAY VỐN ĐỂ TRẢ LƯƠNG NGỪNG VIỆC, TRẢ LƯƠNG PHỤC HỒI SẢN XUẤT/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VAY VỐN ĐỂ TRẢ LƯƠNG NGỪNG VIỆC, TRẢ LƯƠNG PHỤC HỒI SẢN XUẤT
07/09/2021 3:00 CHNoĐã ban hành

Câu hỏi 1. Đơn vị chúng tôi là Chi nhánh Công ty (thuộc vùng 4) không cùng địa bàn với trụ sở Công ty chính (vùng 2). Vậy khi kê khai các Mẫu số 13b, 13c (chính sách vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất) ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì đơn vị thực hiện ghi mức lương tối thiểu vùng như thế nào?

Trả lời:

Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định: "Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó".

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị đơn vị kê khai mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trụ sở Chi nhánh Công ty đóng (vùng 4) tại các Mẫu số 13b, 13c (chính sách vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất) ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 2. Để được vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động thì doanh nghiệp của tôi cần đáp ứng các điều kiện nào?

Trả lời:

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc khi có đủ các điều kiện sau:

1. Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022;

2. Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.

Câu hỏi 3. Do dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp của tôi phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tôi có được vay vốn để trả lương cho người lao động không?

Trả lời:

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19, đáp ứng các điều kiện sau thì được vay vốn trả lương phục hồi sản xuất:

1. Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022;

2. Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn;

3. Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh;

4. Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.

Câu hỏi 4. Doanh nghiệp của tôi bị tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước để phòng, chống dịch COVID-19, chúng tôi có thể vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội với thời hạn tối đa là bao lâu?

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 39 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thể được vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh với thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.

Câu hỏi 5. Để được vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp của chúng tôi cần chuẩn bị các giấy tờ gì?

Trả lời:

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn bao gồm:

1. Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 12a;

2. Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 13a được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận;

3. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

- Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài);

- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động;

- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ tổ chức hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Bản gốc/Bản chính/Bản sao có chứng thực Giấy ủy quyền (nếu có);

5. Văn bản thỏa thuận ngừng việc giữa người sử dụng lao động với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Câu hỏi 6. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tôi phải dừng hoạt động, để được vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp tôi cần chuẩn bị các giấy tờ gì?

Trả lời:

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn bao gồm:

1. Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số12b;

2. Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 13b được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận;

3. Phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh;

4. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

- Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài);

- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động;

- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ tổ chức hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Bản gốc/Bản chính/Bản sao có chứng thực Giấy ủy quyền (nếu có);

6. Bản sao văn bản về việc người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 (đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động).

Câu hỏi 7. Doanh nghiệp tôi hoạt động trong lĩnh vực vận tải, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp tôi bị ảnh hưởng rất lớn, không có tiền để trả lương cho người lao động, để được vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp tôi cần chuẩn bị các giấy tờ gì?

Trả lời:

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn bao gồm:

1. Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 12c;

2. Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 13c được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận;

3. Phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh;

4. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

- Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài);

- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động;

- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ tổ chức hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Bản gốc/Bản chính/Bản sao có chứng thực Giấy ủy quyền (nếu có);

6. Bản sao thông báo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của cơ quan thuế đối với người sử dụng lao động.

Câu hỏi 8. Doanh nghiệp tôi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, có nhu cầu vay vốn để trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp tôi phải đến đâu để đề nghị vay vốn?

Trả lời:

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động thực hiện nộp hồ sơ đề nghị vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Câu hỏi 9. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh chậm nhất đến hết ngày bao nhiêu?

Trả lời:

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 3 năm 2022.

Câu hỏi 10. Lãi suất cho vay đối với vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, lãi suất cho vay là 0%/năm, lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm.

Câu hỏi 11. Nếu được chấp thuận cho vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh, Ngân hàng chính sách xã hội có giải ngân trực tiếp đến người lao động không?

Trả lời:

Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho người sử dụng lao động bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của người sử dụng lao động, không giải ngân trực tiếp cho người lao động.

Câu hỏi 12. Sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động, Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay đối với vay vốn vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh?

Trả lời:

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, trong 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động, Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.

Câu hỏi 13. Doanh nghiệp tôi có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động, vậy mức cho vay tối đa Doanh nghiệp tôi có thể vay là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, đối với vay vốn trả lương ngừng việc, mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 03 tháng.

Câu hỏi 14. Do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, doanh nghiệp của chúng tôi không thể mang hồ sơ đề nghị vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chúng tôi có thể nộp hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được không?

Trả lời:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho Người sử dụng lao động trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạo hiện nay gửi hồ sơ, thủ tục vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg,  Người sử dụng lao động có nhu cầu vay vốn thì có thể nộp hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc gửi qua bưu điện đến Ngân hàng Chính sách xã hội nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Câu hỏi 15. Nếu vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, Doanh nghiệp của chúng tôi có phải thế chấp tài sản của doanh nghiệp không?

Trả lời:

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất tại Ngân hàng Chính sách xã hội và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay.

Câu hỏi 16. Tôi là hộ gia đình kinh doanh, tôi có được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động không?

Trả lời:

Hộ gia đình kinh doanh của anh/chị có thể được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

​ HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ LAO ĐỘNG TỰ DOTrả lời Chính sách TL-BHXHTin​ HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ LAO ĐỘNG TỰ DO/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
​CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ LAO ĐỘNG TỰ DO
07/09/2021 3:00 CHNoĐã ban hành

Câu hỏi 1. Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động nhưng các đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng pháp luật lao động (không ký hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội…) sẽ không thỏa mãn điều kiện để thụ hưởng các chính sách theo quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, vậy địa phương dự kiến đưa những đối tượng này vào chính sách số 12 của Nghị quyết 68/NQ-CP (một số đối tượng đặc thù khác) để thực hiện hỗ trợ có được không? Hay trách nhiệm hỗ trợ này thuộc người sử dụng lao động?

Trả lời:

Theo quy định pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, trường hợp người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội cho đối tượng lao động bắt buộc tham gia là trái quy định. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người lao động, địa phương có thể xem xét, hỗ trợ nhóm lao động này căn cứ quy định tại khoản 12, mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP, đồng thời yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các quy định liên quan về bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp... để bảo đảm quyền và nghĩa vụ cho người lao động.

Câu hỏi 2. Địa phương được quy định chính sách hỗ trợ lao động tự do một lần hay nhiều lần?

Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg đều quy định nguyên tắc: mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một lần trong một chính sách hỗ trợ. Vậy địa phương có được quy định lao động tự do được hỗ trợ nhiều lần (mỗi lần 1 mức giống nhau hoặc mỗi lần lại có các mức khác nhau) tương ứng với các đợt dịch khác nhau không?

Trả lời:

 Theo tinh thần chung, Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg giao cho các địa phương quy định chính sách hỗ trợ cho lao động tự do, tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm, bối cảnh dịch bệnh của từng địa phương (ngân sách, số lượng lao động tự do, dịch bệnh ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng,…).

Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định nguyên tắc mỗi đối tượng chỉ được một lần trong 1 chính sách hỗ trợ.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường, việc hiểu và áp dụng các chính sách ở mỗi địa phương cần được thực hiện sáng tạo, linh hoạt và chủ động, nhằm đảm bảo phù hợp với công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở mỗi địa phương và hỗ trợ nhanh chóng, đúng đối tượng cho người dân, người lao động trên địa bàn. Trường hợp địa phương xét thấy cần thiết phải hỗ trợ nhiều lần cho lao động tự do thì địa phương áp dụng các quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ngân sách Nhà nước để quy định chính sách cho lao động tự do (đối tượng, điều kiện, mức hưởng, số lần hưởng,…).

HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGỪNG VIỆCTrả lời Chính sách TL-BHXHTinHỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGỪNG VIỆC/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGỪNG VIỆC
07/09/2021 2:00 CHNoĐã ban hành

Câu hỏi 1. Một trong các điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ ngừng việc theo Điều 17 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là "người lao động thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Vậy quy định "trong các khu vực bị phong tỏa" được hiểu như thế nào? Là nơi làm việc và/hoặc nơi cư trú của người lao động trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có đúng không? Hoặc địa phương chỉ ghi "giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ" hoặc nằm trong "vùng cách ly y tế phòng chống dịch Covid 19" có được tính là đủ điều kiện nêu trên không?

Trả lời:

Quy định "người lao động thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" tại Khoản 1 Điều 17 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg được hiểu là nơi làm việc và/hoặc nơi cư trú của người lao động trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm cả "giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ" hoặc nằm trong "vùng cách ly y tế phòng chống dịch Covid 19".

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường, việc hiểu và áp dụng các chính sách ở mỗi địa phương cần được thực hiện sáng tạo, linh hoạt và chủ động, nhằm đảm bảo phù hợp với công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở mỗi địa phương và hỗ trợ nhanh chóng, đúng đối tượng cho người dân, người lao động trên địa bàn.

Câu hỏi 2. Đối với chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, việc chi hỗ trợ người lao động ngừng việc có được chuyển tiền trực tiếp cho người lao động không (không thông qua người sử dụng lao động)?

Nếu được, đề nghị điều chỉnh, bổ sung cột tài khoản của người lao động nhận hỗ trợ (tên tài khoản, số tài khoản, tên Ngân hàng) vào biểu mẫu số 06, cụ thể bổ sung cột thông tin số tài khoản người lao động (đối với người lao động không có số tài khoản thì doanh nghiệp thực hiện chi trả).

Trả lời:

Đây là vấn đề tổ chức thực hiện QĐ 23/2021/QĐ-TTg. Nếu người sử dụng lao động và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương cùng đồng thuận việc chuyển tiền trực tiếp cho người lao động thì hoàn toàn có thể thực hiện được, không trái quy định của pháp luật. Cụ thể:

Biểu mẫu số 6 ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg bao gồm các thông tin bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện. Việc bổ sung thêm các thông tin khác (ngoài các thông tin bắt buộc theo Mẫu số 6) có thể được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người sử dụng lao động.

Trong trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu tự nguyện chuyển tiền trực tiếp cho từng người lao động theo danh sách thì người sử dụng lao động có thể bổ sung thêm cột tài khoản của người lao động nhận hỗ trợ (tên tài khoản, số tài khoản, tên Ngân hàng) trong biểu mẫu số 06 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ chuyển tiền trực tiếp cho người lao động. Trong trường hợp này, nếu các cơ quan tại địa phương đồng thuận với đề nghị của người sử dụng lao động thì thực hiện việc chuyển tiền trực tiếp cho người lao động, việc thực hiện này không trái quy định của pháp luật.

Câu hỏi 3. Đơn vị chúng tôi là Chi nhánh Công ty (thuộc vùng 4) không cùng địa bàn với trụ sở Công ty chính (vùng 2). Vậy khi kê khai Mẫu số 13a ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì đơn vị thực hiện ghi mức lương tối thiểu vùng như thế nào?

Trả lời:

Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định: "Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó".

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị đơn vị kê khai mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn nơi Chi nhánh Công ty đóng (vùng 4) tại Mẫu số 13a ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 4. Một số người lao động khi thực hiện cách ly y tế tại gia đình, nếu theo quyết định cách ly của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người lao động không đủ 14 ngày cách ly y tế thực tế. Tuy nhiên, sau thời gian cách ly theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người lao động tự ý nghỉ ở nhà thêm 3-5 ngày (nếu tính cả số ngày người lao động tự ý nghỉ việc thì mới đủ 14 ngày liên tục trở lên). Vậy trường hợp này có được tính cả thời gian tự nghỉ để giải quyết chế độ theo chương V (chính sách ngừng việc) của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 17 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì một trong các điều kiện để được hưởng hỗ trợ là: ngừng việc và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong toả theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên. Thời gian 14 ngày này được hiểu là đồng thời thời gian cách ly y tế/ trong các khu vực bị phong toả (theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền) từ 14 ngày trở lên và thời gian ngừng việc (theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động) từ 14 ngày trở lên.

Do vậy, trong trường hợp thời gian cách ly y tế theo quyết định cách ly của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đủ 14 ngày thì không thuộc đối tượng để giải quyết chế độ theo chương V (chính sách ngừng việc) của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 5. Người lao động đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ lao động ngừng việc, đang mang thai và có 1 con nhỏ dưới 6 tuổi thì được hưởng những hỗ trợ nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 18 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ lao động ngừng việc thì ngoài việc được hỗ trợ lao động ngừng việc 1 triệu đồng, còn được hỗ trợ thêm mức hỗ trợ 1 triệu đồng do đang mang thai và mức hỗ trợ 1 triệu đồng do đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi. Như vậy, mức hỗ trợ đối với trường hợp này là 3 triệu đồng.

Câu hỏi 6. Người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ ngừng việc tại Điều 17 của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg nếu phải điều trị do nhiễm COVID-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống COVID- 19 (F1) thì có được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn tại Chương VII của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

          Trả lời:

          Người lao động được hưởng đồng thời cả 02 chính sách hỗ trợ ngừng việc và hỗ trợ điều trị Covid, cách ly y tế theo quy định tại Chương V và VII của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg nếu đáp ứng đủ điều kiện của từng chính sách hỗ trợ.

HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG NHƯNG KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆPTrả lời Chính sách TL-BHXHTinHỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG NHƯNG KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG NHƯNG KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
07/09/2021 2:00 CHNoĐã ban hành

Câu hỏi 1. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động trước ngày người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng chống dịch COVID-19 có được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP không ?

          Trả lời:

Theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động phải xảy ra sau thời điểm người sử dụng lao động phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được xem xét, hỗ trợ.

          Câu hỏi 2. Người lao động được xác định "đang tham gia bảo hiểm xã hội" để được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nào ?

          Trả lời:

          Người lao động được xác định là đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người lao động có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội và chưa chấm dứt tham gia (bao gồm cả các trường hợp người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động còn nợ đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuộc các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội như: nghỉ việc không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động,…)

          Câu hỏi 3. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được xác định là không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nào?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật.

(2) Đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

(3) Không đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020.

(4) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động đã có việc làm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP hoặc thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm.

Câu hỏi 4. Người lao động đang hưởng chế độ thai sản có được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ thêm đối với lao động nuôi con dưới 06 tuổi theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

          Người lao động đang hưởng chế độ thai sản (không phải là chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg) nếu đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và được hưởng chính sách hỗ trợ thêm đối với lao động nuôi con dưới 06 tuổi.

Câu hỏi 5. Lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ăn uống không bán ăn, uống tại chỗ mà chỉ bán mang về nhưng sau đó phải tạm dừng do không có người mua, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chính sách hỗ trợ đối với lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không ?

Trả lời:

Trường hợp lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ăn uống tạm dừng hoạt động do không có người mua, không phải do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 thì người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp không đảm bảo điều kiện để xem xét, hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ đối với lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 6. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có ký kết hợp đồng lao động, có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ theo quy định khi bị chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì có thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Chương VI Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì không phân biệt lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài.

Lao động là người nước ngoài hiện nay đang đóng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ngắn hạn nên được xác định là người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy nếu lao động là người nước ngoài đáp ứng các điều kiện khác nữa thì được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Chương VI Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG – BỆNH NGHỀ NGHIỆPTrả lời Chính sách TL-BHXHHỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG – BỆNH NGHỀ NGHIỆP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
CHÍNH SÁCH GIẢM MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
19/08/2021 2:00 CHYesĐã ban hành

Câu hỏi 1. Đề nghị hướng dẫn về các nội dung được sử dụng đối với số tiền có được từ việc giảm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống COVID-19, cụ thể như thế nào? Người sử dụng lao động có thể sử dụng số tiền này để chi những nội dung như: Trả phí test nhanh covid cho người lao động, mua mùng mền, ghế xếp, vật dụng phục vụ sản xuất "3 tại chỗ", dụng cụ phòng chống dịch, khẩu trang, tấm chắn, sát khuẩn không?

          Trả lời:

          Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không quy định cứng nhắc các nội dung chi. Vì vậy, người sử dụng lao động chủ động quyết định nội dung chi hợp pháp trên cở sở bảo đảm "hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19" đúng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

          Đối với các nội dung chi cụ thể tại câu hỏi trên (trả phí test nhanh covid cho người lao động, mua mùng mền, ghế xếp, vật dụng phục vụ sản xuất "3 tại chỗ", dụng cụ phòng chống dịch, khẩu trang, tấm chắn, sát khuẩn) để hỗ trợ cho người lao động phòng chống covid 19 là không trái với các quy định hiện hành.

Câu hỏi 2. Người sử dụng lao động dùng số tiền giảm mức đóng vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để hỗ trợ tiền trực tiếp cho người lao động có được không?

          Trả lời:

Theo quy định của Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì "người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống Covid-19", không có quy định loại trừ hình thức hỗ trợ bằng tiền cho người lao động. Do vậy, người sử dụng lao động sẽ quyết định hình thức hỗ trợ cho người lao động phòng chống Covid-19 phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu hỏi 3. Mục tiêu và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động khi thực hiện chính sách giảm mức đóng của người sử dụng lao động vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN?

Trả lời:

Chính sách này được xây dựng nhằm mục tiêu hỗ trợ, góp phần giảm bớt khó khăn người sử dụng lao động và người lao động trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro, nhưng vẫn bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN . 

Đối tượng hướng tới của chính sách là toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động đang áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Theo quy định pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động đang đóng cho người lao động vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức từ 0,3% - 0,5 % quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, khi áp dụng chính sách, giảm mức đóng về 0 đồng, trong 12 tháng (từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022), ước tính người sử dụng lao động có thêm tổng số khoảng trên 3,7 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho người lao động phòng, chống COVID-19.

 

Câu hỏi 4. Thủ tục thực hiện chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg có đơn giản không? Trong thời gian thực hiện chính sách này (mức đóng bằng 0 đồng), thì người lao động nếu bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có bị mất chế độ không? Hay được giữ nguyên như quy định hiện hành?

Trả lời:

Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không phát sinh thêm bất kỳ thủ tục hành chính nào. Người sử dụng lao động vẫn thực hiện đăng ký tham gia và đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành, nhưng áp dụng mức đóng bằng 0 đồng.

Thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo chính sách này (từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022) vẫn được tính hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mọi chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian này vẫn được bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Câu hỏi 5. Những doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm dần số lượng lao động qua các tháng, vậy có được miễn đóng bảo hiểm tại nạn và bệnh nghề nghiệp không?

 

Trả lời:

Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, tất cả các doanh nghiệp đều được áp dụng chính sách giảm đóng (tức là áp dụng mức đóng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không có thêm quy định điều kiện nào khác.

Vì vậy, với doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm dần số lượng lao động qua các tháng, dù có ít lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì vẫn được áp dụng chính sách này.

Câu hỏi 6. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được áp dụng chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì đối tượng được hưởng chính sách này là toàn bộ người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhận dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước).

Do vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đang áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động) thuộc đối tượng áp dụng của chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 7. Các doanh nghiệp thành lập mới từ sau ngày 01/7/2021 thì có được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022), bao gồm cả các doanh nghiệp thành lập mới từ sau ngày 01/7/2021.

Câu hỏi 8. Doanh nghiệp, đơn vị được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có phải thanh toán, quyết toán phần kinh phí do giảm mức đóng với cơ quan bảo hiểm xã hội không?

Trả lời:

Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không quy định đơn vị, doanh nghiệp được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 9. Trong thời gian được giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người lao động phát hiện ra bệnh nghề nghiệp hoặc xảy ra tai nạn lao động có được chi trả chế độ không?

Trả lời:

Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Điều 1, Chương I Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động thì trong thời gian giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trong 12 tháng, từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022), người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi như đang đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Câu hỏi 10. Trình tự hồ sơ, thủ tục thực hiện việc giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?

Trả lời:

 Trên cơ sở dữ liệu quản lý thu cơ quan bảo hiểm xã hội lập và gửi đơn vị Thông báo giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trường hợp đơn vị có người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần chi thường xuyên) thì đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH (Mẫu số D02-LT ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam) gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Câu hỏi 11. Trong tháng 7 năm 2021 doanh nghiệp có 1 lao động đang hưởng chế độ thai sản, đến tháng 8 năm 2021 tăng lại. Như vậy, căn cứ vào thông báo tạm tính về số tiền giảm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ cơ quan bảo hiểm xã hội thì người lao động này có được tính giảm tai nạn lao động - bệnh nghiệp theo quy định không?

Trả lời:

 Theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022). Trong tháng 8 năm 2021, doanh nghiệp tăng 01 lao động sau khi nghỉ thai sản thì lao động này vẫn được tính để giảm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp từ tháng 8 năm 2021 đến hết tháng 6 năm 2022 theo quy định.

Câu hỏi 12. Tôi là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước thuộc một Sở của tỉnh, tiền lương của tôi được hưởng qua kinh phí cấp từ Sở Tài chính. Qua báo đài, tôi được biết là Chính phủ có hỗ trợ cho các đơn vị sử dụng lao động giảm đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19. Như vậy, đối với bản thân tôi cùng những người trong đơn vị tôi có nhận được gói hỗ trợ này không?

Trả lời:

Tại Điều 1 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì Ông/Bà là viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên không thuộc đối tượng hỗ trợ giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID  - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH TẠM DỪNG ĐÓNG VÀO QUỸ HƯU TRÍ, TỬ TUẤTTrả lời Chính sách TL-BHXHHỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID  - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH TẠM DỪNG ĐÓNG VÀO QUỸ HƯU TRÍ, TỬ TUẤT/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠM DỪNG ĐÓNG VÀO QUỸ HƯU TRÍ VÀ TỬ TUẤT
19/08/2021 2:00 CHYesĐã ban hành

Câu hỏi 1. Những ai gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thì được được hỗ trợ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì "Người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội" nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định này sẽ được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Câu hỏi 2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg được quy định thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 5 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì điều kiện được tạm dừng đóng vào quý hưu trí và tử tuất được quy định như sau:

"Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4 năm 2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị so với tháng 4 năm 2021. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm bao gồm:

a) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật trừ đi số lao động mới giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.

b) Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

c) Số lao động đang nghỉ việc không hưởng tiền lương mà thời gian nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

d) Số lao động đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm tại khoản 1 Điều này chỉ bao gồm người làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; không bao gồm người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 5 năm 2021.

Câu hỏi 3. Tôi là viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Đơn vị tôi gặp khó khăn do Covid-19 bùng phát đợt thứ tư từ tháng 4/2021 đến nay khiến cho tôi và một số anh chị em phải tạm thời nghỉ việc không hưởng lương, vậy đơn vị tôi có được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không? Hay quy định này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp?

Trả lời:

Đối tượng tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là tất cả người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có đủ điều kiện theo quy định, như vậy chính sách này không phân biệt đơn vị sự nghiệp công hay doanh nghiệp.

Câu hỏi 4. Tôi là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam và đang tham gia BHXH bắt buộc. Tôi có thuộc đối tượng áp dụng chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì người nước ngoài đang tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có thuộc đối tượng được hưởng chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Như vậy chính sách này không phân biệt người lao động là người nước ngoài hay là người Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 trở đi mới áp dụng các chế độ hưu trí và tử tuất đối với công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Do đó, trong năm 2021 này sẽ không phát sinh các trường hợp người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Câu hỏi 5. Tôi là người đã nghỉ hưu có lương hưu hằng tháng nhưng vẫn đang đi làm thêm kế toán tại doanh nghiệp? Tôi có được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì "người đang hưởng lương hưu hằng tháng" không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, do đó không thuộc đối tượng tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Câu hỏi 6. Doanh nghiệp chúng tôi đang sử dụng 100 lao động và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho họ đến hết tháng 4 năm 2021. Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn, lần lượt phải cắt giảm lao động cụ thể như sau:

- Tháng 5 năm 2021 chúng tôi có 5 lao động nghỉ việc không hường tiền lương từ đó đến nay;

- Tháng 6 năm 2021 chúng tôi có 7 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đến hết tháng 9 năm 2021;

- Tháng 7 năm 2021 chúng tôi có 5 lao động ngừng việc, hưởng lương ngừng việc bằng mức lương tối thiểu vùng.

Vậy xin hỏi chúng tôi có đủ điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất từ tháng 8 năm 2021 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021, doanh nghiệp có tổng cộng 22 lao động nghỉ việc không hưởng lương, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và ngừng việc; và cho đến tháng 8 những người lao động này chưa quay trở lại làm việc, do đó số lao động tính giảm theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là 17% (=17/100). Như vậy, doanh nghiệp đủ điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất từ tháng 8 năm 2021.

Câu hỏi 7. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68-NQ/CP Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg bao nhiêu tháng?

Trả lời:

Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là 6 tháng.

Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.

Câu hỏi 8. Doanh nghiệp của chúng tôi đã được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 với thời gian tạm dừng là 9 tháng. Hiện nay nếu chúng tôi đủ điều kiện theo Nghị quyết số 68-NQ/CP sẽ được giải quyết tạm dừng đóng là 6 tháng hay 12 tháng?

Trả lời:

Theo quy định thì thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Nghị quyết số 68-NQ/CP là 6 tháng. Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.

Trường hợp Doanh nghiệp đã được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 với thời gian tạm dừng là 9 tháng thì nay nếu đủ điều kiện theo Nghị quyết số 68-NQ/CP sẽ được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thêm 3 tháng.

Câu hỏi 9. Doanh nghiệp của chúng tôi đang chậm đóng từ đầu năm 2021 đến nay nhưng hiện nay rất khó khăn và đã phải cắt giảm 30% lao động. Vậy chúng tôi có đủ điều kiện để được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP hay không?

Trả lời:

Theo phản ánh thì Quý Doanh nghiệp đang chậm đóng (nợ) bảo hiểm xã hội từ đầu năm 2021 đến nay, như vậy Quý Doanh nghiệp không đủ điều kiện "đã đóng đủ bảo hiểm xã hội đến hết tháng 4 năm 2021" nên sẽ không được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Câu hỏi 10. Hết thời hạn đơn vị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) thì đơn vị sẽ thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như thế nào?

Trả lời:

Theo Quy định tại Điều 7 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì:

- Hết thời gian tạm dừng đóng theo quy định, người lao động và người sử dụng lao động tiếp tục đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng (đối với cả người lao động ngừng việc hưởng tiền lương theo Điều 99 Bộ luật Lao động), số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật BHXH.

- Kể từ thời điểm kết thúc thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, nếu người sử dụng lao động không thực hiện việc đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng thì thực hiện tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật BHXH.

- Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động.

Câu hỏi 11. Hết thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg), doanh nghiệp có được đóng bù khoản tiền tạm dừng này theo nhiều đợt được hay không hay phải đóng một lần?

Trả lời:

Pháp luật về bảo hiểm xã hội cho phép người sử dụng lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội theo nhiều đợt khác nhau. Như vậy, việc đóng bù sau khi hết thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cũng có thể được thực hiện làm nhiều đợt tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ những khoản tiền đóng bù nằm trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội (30 ngày) thì mới không phải tính lãi chậm nộp; những khoản đóng bù sau thời gian này vẫn được tính lãi chậm nộp theo quy định.

Câu hỏi 12. Hết thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) mà đơn vị chưa có tiền đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng thì số tiền đó có phải tính lãi không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì khi hết thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (quy định tại Điều 6 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) mà đơn vị không thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng thì sau 30 ngày mà đơn vị chưa đóng thì số tiền này phải tính lãi theo quy định.

Câu hỏi 13. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí trong thời gian đơn vị đang được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) thì có được giải quyết hưởng chế độ hưu trí không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg: Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động.

Như vậy, ngưởi sử dụng lao động nên sớm liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để đóng bù riêng cho người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng để giải quyết chế độ cho người lao động.

Câu hỏi 14. Người lao động bị ốm trong thời gian đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) thì có được thánh toán chế độ bảo hiểm xã hội không?

Trả lời:

Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng đầy đủ vào các Quỹ bảo hiểm xã hội còn lại: Quỹ ốm đau, thai sản; Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

 Trong thời gian này, người lao động bị ốm sẽ được giải quyết hưởng chế độ ốm đau theo quy định nếu đã nộp đủ hồ sơ và đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 15. Người lao động sinh con trong thời gian doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) thì có được hưởng chế độ thai sản không?

Trả lời:

Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng đầy đủ vào các Quỹ bảo hiểm xã hội còn lại: Quỹ ốm đau, thai sản; Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

 Trong thời gian này, người lao động sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đã nộp đủ hồ sơ và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 16. Tôi nghe nói nếu tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) thì cũng sẽ cắt luôn thẻ bảo hiểm y tế có đúng không?

Trả lời:

Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động và những người lao động đang tiếp tục làm việc vẫn tiếp tục đóng bảo hiểm y tế và được hưởng các quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Câu hỏi 17. Do ảnh hưởng bởi dịch COVD-19, trong tháng 7/2021 doanh nghiệp có giải quyết cho 03 lao động (trên tổng số 15 lao động) nghỉ việc không hưởng lương 01 tháng, tất cả đều có Hợp đồng lao động thời hạn 3 tháng. Doanh nghiệp đã thực hiện đóng đủ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đến tháng 6/2021. Vậy doanh nghiệp của tôi có được giải quyết tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Theo các khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì doanh nghiệp của Ông/Bà thuộc đối tượng được hỗ trợ tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Đề nghị doanh nghiệp lập văn bản đề nghị (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) gửi cơ quan BHXH nơi đang tham gia qua giao dịch điện tử hoặc qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, trường hợp chưa đăng ký giao dịch điện tử thì gửi hồ sơ giấy.

Câu hỏi 18. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, doanh nghiệp muốn nộp hồ sơ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất ((thực hiện Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) trực tuyến có được không?

Trả lời:

Người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo một trong ba hình thức sau:

- Nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội;

- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;

- Nộp trực tuyến qua Cổng Thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội (https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/) hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn/).

Câu hỏi 19. Đại dịch COVID-19 được dự báo là còn diễn biến phức tạp và chưa biết đến bao giờ mới kết thúc; như vậy doanh nghiệp sẽ còn phải gặp những khó khăn nhất định trong thời gian tới ảnh hưởng tới việc làm của người lao động. Vậy chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP còn được kéo dài đến khi kết thúc dịch có được không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì thời hạn cuối cùng để người sử dụng lao động nộp hồ sơ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP là ngày 30/6/2022. Trường hợp đủ điều kiện, thì những người sử dụng lao động cuối cùng được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP là từ tháng 6 đến hết tháng 11 năm 2022 (6 tháng).


HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNGTrả lời Chính sách TL-BHXHHỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
19/08/2021 2:00 CHYesĐã ban hành

Câu hỏi 1. Đối tượng thuộc được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo theo Nghị quyết số 68-NQ/CP Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg gồm những ai?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì "người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm" nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9 này thì sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Câu hỏi 2. Các điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khi có đủ các điều kiện sau:

- Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

- Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động.

- Có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020

- Có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Lưu ý: Người sử dụng lao động cần nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ trong thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Câu hỏi 3. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là bao nhiêu?

Trả lời:

Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề tối đa 1.500.000 đồng/người lao động/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng.

Câu hỏi 4. Phương thức chi trả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là gì?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 10 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, phương thức chi trả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được thực hiện là "chi trả trực tiếp cho người sử dụng lao động theo phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề được phê duyệt".

Câu hỏi 5. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg bao gồm những giấy tờ gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 11 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động gồm:

1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động và kê khai về doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020 theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Văn bản của người sử dụng lao động về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ.

3. Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Quyết định này.

4. Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tham gia đào tạo.

Câu hỏi 6. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ở đâu?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính.

Câu hỏi 7. Thời hạn xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là bao lâu?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 12 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, thời hạn xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Câu hỏi 8. Thời hạn chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là bao lâu?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 4, Điều 12 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động.

Câu hỏi 9. Người sử dụng lao động nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp có được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì trường hợp người sử dụng lao động nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 10. Để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, xin hỏi cơ quan nào xác nhận về việc người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động?

Trả lời:

Theo khoản 1, Điều 12 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội xác nhận cho người sử dụng lao động về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tham gia đào tạo.

Câu hỏi 11. Khoản 4 Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg nêu điều kiện được hỗ trợ là người sử dụng lao động có phương án đào tạo hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo. Vậy doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có được phối hợp với người sử dụng lao động để xây dựng phương án và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo chính sách tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Cơ sở đào tạo thuộc đơn vị (người sử dụng lao động) được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP được phối hợp với người sử dụng lao động để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động theo đúng phương án được phê duyệt (khoản 2 Công văn số 1492/TCGDNN-ĐTTX).

Câu hỏi 12. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, số lượng đào tạo có bị giới hạn bởi quy mô đào tạo trong giấy chứng nhận đăng ký hoặt động giáo dục nghề nghiệp không?

Trả lời:

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi phối hợp với người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đối với các cơ sở đào tạo là trường cao đẳng nếu đào tạo trình độ sơ cấp với những nghề chưa có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì có báo cáo gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước khi tổ chức đào tạo.

Quy mô đào tạo phải tùy thuộc vào mức độ đáp ứng điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp (cơ sở vật chất; thiết bị, dụng cụ đào tạo; đội ngũ giáo viên; chương trình, giáo trình đào tạo) của từng nghề đào tạo tại từng địa điểm đào tạo theo quy định.

Câu hỏi 13. Trường hợp doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho một số lao động từ đủ 12 tháng trở lên, nhưng có một số lao động mới tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng thì những lao động này có được lập vào Danh sách người lao động tham gia đào tạo để được hưởng chính sách quy định tại Chương III (chính sách hỗ trợ đào tạo) Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên và có một số lao động mới tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp (dưới 12 tháng) thì những lao động này vẫn được lập vào Danh sách người lao động tham gia đào tạo nếu doanh nghiệp đủ điều kiện được hưởng chính sách quy định tại Chương III (chính sách hỗ trợ đào tạo) Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 14. Trong thời gian bao nhiêu ngày, doanh nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg?

Trả lời:

Để kịp thời chi hỗ trợ cho đơn vị sử dụng lao động trong thời gian sớm nhất, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 2218/BHXH-TST ngày 26/7/2021 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố rút ngắn thời gian thực hiện; theo đó, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan BHXH cấp tỉnh phải thực hiện chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động. 


HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNGTrả lời Chính sách TL-BHXHHỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
CHÍNH SÁCH HỖ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
19/08/2021 2:00 CHYesĐã ban hành

Câu hỏi 1. Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương bao gồm "văn bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương". Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh nên người lao động và người sử dụng lao động không thể gặp mặt để ký văn bản thỏa thuận, vậy có thể xử lý vấn đề này như thế nào cho phù hợp để người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ?

Trả lời:

          Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 2558 /LĐTBXH-VP ngày 05/8/2021 về việc phối hợp triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ. Tại văn bản, Bộ đã hướng dẫn thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như sau:

- Trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương thì sử dụng văn bản thỏa thuận đó;

- Trường hợp do dịch bệnh hoặc nguyên nhân bất khả kháng không thể thỏa thuận bằng văn bản, hai bên người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận bằng các hình thức khác (qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử,…). Khi có sự thống nhất thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương giữa hai bên thì người sử dụng lao động ghi rõ cách thức thỏa thuận này vào cột ghi chú của Mẫu số 05 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thỏa thuận.

Câu hỏi 2. Trường hợp người lao động đã được giải quyết theo mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng/người (tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 30 ngày), nếu sau đó tiếp tục phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với thời gian từ 30 ngày liên tục trở lên có được xem xét giải quyết để hưởng mức hỗ trợ chênh lệch (1.855.000 đồng) không?

Trả lời:

Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định nguyên tắc: Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ; Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ.

Trường hợp người lao động đã được giải quyết theo mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng/người (tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 30 ngày), nếu sau đó tiếp tục phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với thời gian từ 30 ngày liên tục trở lên thì có thể nộp bổ sung hồ sơ để được hỗ trợ bổ sung phần chênh lệch. Trường hợp này không trái với các nguyên tắc nêu trên và quy định hiện hành.

Câu hỏi 3. Doanh nghiệp nằm trong khu vực bị cách ly y tế nên khó khăn về cung ứng nguyên vật liệu, xuất hàng buộc phải tạm dừng hoạt động hoặc doanh nghiệp không có điều kiện để bố trí "3 tại chỗ"/ "1 cung đường – 2 địa điểm" thì có được coi là "Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19" để được hưởng chính sách hỗ trợ tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Trường hợp 1: Với những doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện "3 tại chỗ"/ "1 cung đường – 2 địa điểm" và phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian thực hiện quy định đó của địa phương được xem là phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

          Trường hợp 2: Doanh nghiệp nằm trong khu vực bị cách ly y tế nên khó khăn về cung ứng nguyên vật liệu, xuất hàng buộc phải tạm dừng hoạt động có thể được xem là phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

Trong thực tiễn, tùy thuộc vào công tác chỉ đạo chống dịch của mỗi địa phương là tương đối khác nhau theo đặc thù riêng nên cần phải có cách hiểu linh hoạt và phải được thực hiện một cách đơn giản và hiệu quả nhất với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn.

Câu hỏi 4. Theo quy định của địa phương, doanh nghiệp được phép hoạt động khi đáp ứng điều kiện "3 tại chỗ"/ "1 cung đường - 2 địa điểm" và "doanh nghiệp nào không đáp ứng được thì phải tạm dừng sản xuất". Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương châm "3 tại chỗ"/ "1 cung đường - 2 địa điểm" nhưng có một số người lao động không đồng ý với phương án lưu trú theo yêu cầu "3 tại chỗ", "1 cung đường - 2 địa điểm" của doanh nghiệp thì những trường hợp này doanh nghiệp phải thực hiện chính sách pháp luật lao động như thế nào?

Trả lời:

Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương án "3 tại chỗ"/ "1 cung đường - 2 địa điểm" mà người lao động không đồng ý với phương án lưu trú theo yêu cầu "3 tại chỗ", "1 cung đường – 2 địa điểm" của doanh nghiệp thì hai bên người lao động và doanh nghiệp thống nhất để xác định theo một trong các cách sau:

- Doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc và trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động. Trong trường hợp này, người lao động được hỗ trợ chính sách ngừng việc khi đáp ứng đủ các điều kiện theo chương V (Điều 17 đến Điều 20) của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

- Thống nhất với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động theo điểm h Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động hoặc hai bên thỏa thuận nghỉ không hưởng lương theo Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật lao động, như: thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động; thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động;...

Câu hỏi 5. Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền từ 01/8 đến 20/8 (20 ngày). Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh doanh nghiệp không bố trí được việc làm cho người lao động nên thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với người lao động từ 01/8 đến 30/9 (60 ngày). Như vậy khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương thì thời gian làm căn cứ tính mức hỗ trợ theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg được xác định theo thời gian tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hay theo thời gian doanh nghiệp đã thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động?

Trả lời:

- Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền là một trong các điều kiện để người lao động được hưởng chính sách tại chương IV Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg (điều kiện tham chiếu; pháp luật không có quy định cụ thể về khung thời gian của việc tạm dừng hoạt động).

- Theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì căn cứ để  tính mức hỗ trợ là theo thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương giữa doanh nghiệp và người lao động (chứ không theo thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền), cụ thể:

+ Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương giữa doanh nghiệp và người lao động từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày) thì mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng/người.

+ Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương giữa doanh nghiệp và người lao động từ 01 tháng (30 ngày) trở lên thì mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng/người.

Câu hỏi 6. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động từ 15/8/2021 đến 30/9/2021. Sau khi có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội, đến ngày 20/8/2021 doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng đề nghị giải quyết chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động. Như vậy tính đến thời điểm nhận hồ sơ, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động mới được 06 ngày. Trong trường hợp này, để kịp thời hỗ trợ khó khăn cho người lao động, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có được giải quyết ngay chính sách hỗ trợ cho người lao động theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg hay không?

Trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp và người lao động đáp ứng đầy đủ các điều kiện và nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết chính sách hỗ trợ cho người lao động theo đúng quy định để kịp thời để hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn.

Câu hỏi 7. Doanh nghiệp có trường hợp người lao động nghỉ không lương từ ngày 19/7/2021 đến hết ngày 10/8/2021 nhưng tháng 7 và tháng 8 năm 2021 vẫn đóng bảo hiểm xã hội. Vậy người lao động có đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo Chương IV Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương từ ngày 19/7/2021 đến hết ngày 10/8/2021 thì tháng 7/2021 và tháng 8/2021 người lao động không làm việc, không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, do đó cả người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 7/2021 và tháng 8/2021 (theo quy định tại khoản 3 Điều 85, khoản 4 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội). Người lao động này nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 15 ngày liên tục trở lên nếu có đủ có các điều kiện theo Điều 13 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Chương IV Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 8. Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động qua điện thoại thì có được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Ngày 05/8/2021, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có Công văn số 2558/LĐTBXH-VP hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, trong đó trường hợp do dịch bệnh hoặc nguyên nhân bất khả kháng khác không thể thỏa thuận bằng văn bản thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận bằng các hình thức khác (qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử...). Khi thống nhất thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương giữa hai bên thì người sử dụng lao động ghi rõ cách thức thỏa thuận vào cột "Ghi chú" tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thỏa thuận.

Câu hỏi 9. Tôi là người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến hai bên phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Vậy tôi  có được hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Theo Điều 13 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì đối tượng áp dụng không bao gồm người lao động làm việc tại hộ kinh doanh. Do vậy, Anh/Chị không thuộc đối tượng xét hưởng hỗ trợ theo chương IV (chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động) Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, hiện nay Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề xuất sửa đổi, mở rộng thêm đối tượng là người lao động làm việc tại hộ kinh doanh. Vì vậy, đề nghị Anh/Chị theo dõi, cập nhật chính sách mới trong thời gian tới.

HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ TRẺ EM VÀ NGƯỜI ĐANG ĐIỀU TRỊ COVID-19, CÁCH LY Y TẾTrả lời Chính sách TL-BHXHHỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ TRẺ EM VÀ NGƯỜI ĐANG ĐIỀU TRỊ COVID-19, CÁCH LY Y TẾ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ TRẺ EM VÀ NGƯỜI ĐANG ĐIỀU TRỊ COVID-19, CÁCH LY Y TẾ
19/08/2021 2:00 CHYesĐã ban hành

Câu hỏi 1. Xác định thời điểm làm căn cứ để tính tuổi trẻ em

Khi giải quyết chính sách hỗ trợ, tuổi trẻ em (trẻ em chưa đủ 6 tuổi, trẻ em là người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em) được xác định tại thời điểm nào? Thời điểm Nghị quyết 68/NQ-CP có hiệu lực, thời điểm đối tượng nộp hồ sơ hay thời điểm tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động (đối với trường hợp trẻ em chưa đủ 6 tuổi); thời điểm bắt đầu điều trị do nhiễm Covid – 19 hoặc cách ly y tế (đối với trường hợp trẻ em dưới 16 tuổi)?

Trả lời:

Nguyên tắc chung trong áp dụng pháp luật là xác định theo thời điểm xảy ra hành vi/sự kiện pháp lý; và nếu văn bản quy định hồi tố thì áp dụng theo quy định hồi tố đó (theo Khoản 1 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định hồi tố các chính sách: chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ viêc không hưởng lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm ngày 01/5/2021; chính sách đối với F0 và F1 tính từ thời điểm ngày 27/4/2021 (trong khi Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 07/7/2021).

Như vậy, việc xác định tuổi trẻ em để được hưởng chế độ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg được xác định như sau:

- Đối với trẻ em chưa đủ 6 tuổi được xác định tại thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động.

- Đối với trẻ em dưới 16 tuổi được xác định tại thời điểm bắt đầu điều trị do nhiễm Covid -19 hoặc cách ly y tế.

Câu hỏi 2. Trường hợp đối tượng là F1 đang thực hiện cách ly y tế (đã thực hiện cách ly được một số ngày) thì phát hiện bị dương tính - nhiễm Covid-19. Như vậy, đối tượng chuyển từ F1 thành F0 và phải tập trung điều trị nhiễm Covid-19 thì có được hưởng đồng thời cả 2 chế độ F1 và F0 không?

Trả lời:

Trường hợp này, đối tượng được hưởng hỗ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian là F1 thực hiện cách ly y tế thực tế (tối đa không quá 21 ngày) và trong thời gian là F0 điều trị thực tế (tối đa không quá 45 ngày).

Câu hỏi 3. Trường hợp đối tượng F0 đã điều trị khỏi và được ra viện, nhưng sau đó lại bị tái dương tính; theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối tượng tiếp tục phải cách ly y tế. Như vậy, trường hợp này, đối tượng có được tiếp tục hưởng hỗ trợ tiền ăn trong thời gian cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?

Trả lời:

Trường hợp này, đối tượng được hưởng hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian thực hiện cách ly y tế thực tế (tối đa 21 ngày).

Câu hỏi 4. Trong thời gian từ ngày 27/4/2021 đến ngày 07/7/2021 (thời điểm ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg), tại địa phương đã có nhiều đối tượng thuộc diện F0, F1 đã thực hiện điều trị nhiễm Covid-19 hoặc cách ly y tế xong. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, người lao động chưa nộp tiền ăn theo quy định, do vậy các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly y tế tập trung chưa thu được tiền ăn của đối tượng. Số chi phí này các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly y tế tập trung hiện vẫn chưa có nguồn để thực hiện thanh quyết toán chi phí. Đề nghị hướng dẫn thực hiện.

Trả lời:

Trường hợp này, cho phép các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly y tế đã tạm ứng tiền ăn cho đối tượng lập hồ sơ thanh toán chi phí trên cơ sở danh sách các đối tượng đã điều trị, đã cách ly y tế tập trung trước đây chưa nộp tiền ăn theo quy định và chưa nhận tiền hỗ trợ để thanh quyết toán chi phí, đảm bảo nguyên tắc: Mức thanh toán đối với trường hợp theo thời gian thực tế thực hiện cách ly và điều trị và không quá 21 ngày đối với trường hợp cách ly, tối đa 45 ngày đối với trường hợp F0.

Câu hỏi 5. Trường hợp có 02 mẹ con F0, F1 đã hoàn thành cách ly y tế trước ngày 07/7/2021. Người mẹ có biên nhận thu tiền ăn còn em bé thì ăn theo mẹ nên không thu tiền ăn. Vậy em bé có được hỗ trợ tiền ăn theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không? Hay chỉ được hỗ trợ thêm 1.000.000đ?

Trả lời:

 Trẻ cần có xác nhận không thu tiền tại khu điều trị, khu cách ly để được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg với mức là 80.000đ/người/ngày theo thời gian cách ly y tế thực tế, thời gian điều trị thực tế và không quá 21 ngày đối với trường hợp cách ly y tế, không quá 45 ngày đối với trường hợp điều trị nhiễm COVID -19.

Bên cạnh đó, trẻ (người dưới 16 tuổi) còn được hỗ trợ 1 lần với mức 1.000.000 đồng.

Câu hỏi 6. Người tự lựa chọn cách ly y tế ví dụ như cách ly tại khách sạn thì có được hỗ trợ tiền ăn theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trà lời:

Trường hợp F1 có quyết định cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền, chọn nơi cách ly tại khách sạn vẫn được hưởng hỗ trợ tiền ăn theo quy định tại quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Trường hợp này cần bổ sung thêm giấy tờ khẳng định cơ sở cách ly này được chính quyền địa phương lựa chọn.

Câu hỏi 7. Trẻ em F1 cách ly tại nhà, không có phiếu thu tiền ăn thì cần hồ sơ gì và thủ tục gì để được hỗ trợ tiền ăn theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ?

Trả lời:

Hồ sơ để trẻ F1 cách ly tại nhà được hỗ trợ tiền thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điểm b Khoản 5 Điều 27 của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, bao gồm:

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về cách ly tại nhà.

- Giấy hoàn thành việc cách ly.

- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế.

(Hồ sơ không cần phiếu biên nhận tiền ăn)

Câu hỏi 8. Theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, trường hợp trẻ em là F1 sau đó chuyển thành F0, vậy trẻ em  được hỗ trợ tiền ăn cả trong thời gian cách ly y tế (F1) và trong thời gian điều trị (F0) có phải không? Và hỗ trợ 1 triệu được tính 1 lần hay 2 lần?

Trả lời:

 Trường hợp trẻ em là F1 sau đó chuyển thành F0 thì được hưởng hỗ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian thực hiện cách ly y tế thực tế (không quá 21 ngày) và cả trong thời gian điều trị thực tế (không quá 45 ngày).

Bên cạnh đó, trẻ em được hỗ 01 lần là 1000.000đ/trẻ (theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 chương VII Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg).

Câu hỏi 9. Cán bộ, công chức là đối tượng F0 và F1 có được hỗ trợ tiền ăn  theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định hỗ trợ tiền ăn cho toàn bộ đối tượng F0, F1, không phân biệt người đó làm nghề gì. Do vậy, cán bộ, công chức là F0, F1 thì vẫn được hỗ trợ tiền ăn theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 10. Trường hợp một số cơ sở cách ly chỉ thu 60.000 đồng/người/ngày hay 70.000 đồng/người/ngày với lý do là có nhiều cá nhân, tổ chức tài trợ thêm. Như vậy thì chỉ thanh toán theo thực tế người dân phải nộp hay thanh toán theo định mức 80.000 đồng/người/ngày?

Trả lời:

Đề nghị thanh toán cho người dân theo quy định tại Quyết định  số 23/QĐ-TTg là 80.000 đồng/người/ngày.

Câu hỏi 11. Tại Điểm d Khoản 4 Điều 27 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định "Biên nhận thu tiền ăn tại cơ sở cách ly đối với người đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly". Tuy nhiên trên thực tế có hộ gia đình là F1 cách ly cả gia đình, trong đó có 04 trẻ nhỏ. Vì chế độ ăn của trẻ em nên gia đình xin tự nấu ăn riêng. Vì vậy họ không có biên nhận thu tiền ăn tại cơ sở cách ly. Đề nghị hướng dẫn hỗ trợ đối với đối tượng trên?

Trả lời:

Đối với trường hợp gia đình được sự đồng ý của cơ sở cách ly tự nấu ăn (do có cháu nhỏ không sử dụng bữa ăn của cơ sở cách ly) và cơ sở cách ly không thu tiền ăn, để bảo đảm hỗ trợ cho trẻ em sau khi kết thúc cách ly tập trung tại cơ sở, đề nghị hộ gia đình làm hồ sơ theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 27 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và bổ sung thêm giấy xác nhận của cơ sở cách ly là không thu tiền ăn 80.000đồng/người/ngày. Hồ sơ được gửi cho Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú giải quyết theo quy định.

Câu hỏi 12. Đối tượng được hưởng mức hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày cho người điều trị do nhiễm COVID – 19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng chống dịch COVID - 19 (F1) theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg có phân biệt là người lao động hay tất cả công dân?

Trả lời:

Theo Điều 25 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì đối tượng hỗ trợ là người điều trị do nhiễm COVID – 19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng chống dịch COVID - 19 (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức là bao gồm tất cả người là F0, F1, không bị giới hạn chỉ những người lao động.

Câu hỏi 13. Theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 thì F0, F1 phải đóng tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày. Còn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 thì F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/ngày. Vậy phải thực hiện theo Nghị quyết nào?

Trả lời:

F0 và F1 được hưởng mức hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày/người theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021; thời gian hỗ trợ đối với F0 theo thời gian điều trị thực tế, tối đa 45 ngày; thời gian hỗ trợ đối với F1 theo thời gian cách ly y tế thực tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tối đa 21 ngày.

F0, F1 ngoài khoảng thời gian từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021 hoặc thời gian điều trị đối với F0 vượt quá 45 ngày hoặc thời gian cách ly tế vượt quá 21 ngày thì vẫn phải đóng tiền ăn theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ.

Câu hỏi 14.  Các trường hợp F1 không cách ly y tế tập trung mà cách ly tại nhà thì hồ sơ gồm những giấy tờ gì và gửi hồ sơ tới cơ quan nào để được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg?

Trả lời:

          1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với F1 đã kết thúc cách ly y tế tại nhà được thực hiện theo Khoản 4 Điều 27 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, gồm:

-  Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về cách ly y tế tại nhà.

-  Giấy hoàn thành việc cách ly.

-  Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế.

2. Theo Điểm b Khoản 5 Điều 27 chương VII Quyết đinh số 23/2021/QĐ-TTg, hồ sơ được gửi hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để được giải quyết.

Câu hỏi 15.  Trường hợp trẻ em là F0 được điều trị nhiễm Covid - 19, hiện đã khỏi bệnh và trở về gia đình. Vậy trẻ có được hưởng chính sách quy định theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không? Trẻ được hưởng những chính sách hỗ trợ gì? 

Trả lời

Trường hợp trẻ em nhiễm COVID-19 được điều trị từ ngày 27/4/2021 thì được hưởng các chính sách quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg:

-  Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

-  Được hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/trẻ em (trẻ em là người dưới 16 tuổi)

- Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí đối với các chi phí ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế và chi phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em không có thẻ bảo hiểm y tế.

Câu hỏi 16. Trẻ em đã thực hiện cách ly y tế tại trường học 14 ngày trong tháng 5 năm 2021, trẻ có được nhận các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không? Trẻ được hưởng các chính sách gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, trẻ em thực hiện cách ly y tế để phòng, chống COVID-19 (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được hưởng các chính sách hỗ trợ sau:

- Được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

- Được hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/trẻ em (trẻ em là người dưới 16 tuổi)

Câu hỏi 17.  Đối với trẻ em thuộc diện F0, F1 từ tháng 5 năm 2021 và đã kết thúc điều trị, hoàn thành cách ly trước ngày Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (ngày 07/7/2021) thì nộp hồ sơ tới đâu để được hỗ trợ?

            Trả lời

Trường hợp trẻ em F0, F1 từ tháng 5 năm 2021 và đã kết thúc điều trị, hoàn thành cách ly trước ngày Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (ngày 07/7/2021) thì: Cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ em, các trường hợp F0, F1 gửi hồ sơ theo quy định tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để được hỗ trợ. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 27 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 18 . Đối với trẻ em thuộc diện F1 cách ly tại nhà từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021 thì nộp hồ sơ tới đâu để được hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg?

Trả lời:

Trường hợp trẻ em F1 cách ly tại nhà từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021 thì: Cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ em, các trường hợp F0, F1 gửi hồ sơ theo quy định tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để được hỗ trợ. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 27 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.


HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ HỘ KINH DOANHTrả lời Chính sách TL-BHXHHỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ HỘ KINH DOANH/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
NHÓM CÂU HỎI VỀ HỘ KINH DOANH
19/08/2021 2:00 CHYesĐã ban hành

Câu hỏi 1. Hộ kinh doanh "không có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế", chỉ thực hiện "có mua môn bài hàng năm" thì có được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Điều 35 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định một trong các điều kiện để hộ kinh doanh được hỗ trợ là phải " đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế".

Do vậy, Hộ kinh doanh "không có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế" thì không thuộc diện được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 2. Hộ kinh doanh có "đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế" nhưng không đóng thuế (do có doanh thu dưới 100 triệu/năm) có được hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

          Trả lời:

Điều 35 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định điều kiện hỗ trợ đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế bị tạm dừng hoạt động, trong đó không quy định điều kiện hộ kinh doanh có đóng thuế hay không.

Câu hỏi 3. Hộ kinh doanh ăn uống địa phương yêu cầu không bán ăn, uống tại chỗ mà chỉ bán mang về nhưng sau đó phải tạm dừng do không có người mua có được hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không ?

          Trả lời:

          Trường hợp hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động do không có người mua, không phải do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 thì không đảm bảo điều kiện để xem xét, hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

          Câu hỏi 4. Hộ kinh doanh kinh doanh nhiều lĩnh vực, bị tạm ngừng một trong các lĩnh vực có được hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không ?

          Trả lời:

          Điều 35 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định điều kiện hỗ trợ đối với hộ kinh doanh bị tạm dừng hoạt động, trong đó quy định hộ kinh doanh phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh nhiều lĩnh vực, bị tạm ngừng một lĩnh vực nhưng các lĩnh vực khác vẫn hoạt động thì không đảm bảo điều kiện để xem xét, hỗ trợ.

Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh nhiều lĩnh vực nhưng chỉ hoạt động một lĩnh vực và lĩnh vực hoạt động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 thì được xem xét, hỗ trợ.


Trả lời Công văn số 01/03/2018-CVKM ngày 7/3/2018 của Công ty TNHH Komax Việt Nam về việc hình thức tính lương.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời Công văn số 01/03/2018-CVKM ngày 7/3/2018 của Công ty TNHH Komax Việt Nam về việc hình thức tính lương./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 939/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 03 th&aacute;ng 4 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<ol>
<li style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">Về việc trả tiền lương cho người lao động</span></span></li>
</ol>

<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Trường hợp C&ocirc;ng ty trả tiền lương th&aacute;ng, tiền lương trong hợp đồng lao động một th&aacute;ng l&agrave; 6.000.000 đồng th&igrave;, th&aacute;ng 2 người lao động đi l&agrave;m đủ ng&agrave;y c&ocirc;ng trong th&aacute;ng, C&ocirc;ng ty trả 6.000.000 đồng l&agrave; đ&uacute;ng. Th&aacute;ng 7, người lao động nghỉ 01 ng&agrave;y C&ocirc;ng ty trừ lương 1 ng&agrave;y nghỉ l&agrave; 222.222 đồng (6.000.000 đồng chia 27 ng&agrave;y) l&agrave; kh&ocirc;ng đ&uacute;ng theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 14 của Th&ocirc;ng tư số 47/TT-BLĐTBXH ng&agrave;y 16/11/2015.</span></span></p>
08/11/2018 11:02 SAĐã ban hành

         Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 939/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 03 tháng 4 năm 2018 như sau:

         1. Về việc trả tiền lương cho người lao động

         Trường hợp Công ty trả tiền lương tháng, tiền lương trong hợp đồng lao động một tháng là 6.000.000 đồng thì, tháng 2 người lao động đi làm đủ ngày công trong tháng, Công ty trả 6.000.000 đồng là đúng. Tháng 7, người lao động nghỉ 01 ngày Công ty trừ lương 1 ngày nghỉ là 222.222 đồng (6.000.000 đồng chia 27 ngày) là không đúng theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 14 của Thông tư số 47/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015.

         Theo quy định nêu trên, để tính tiền lương ngày thì doanh nghiệp phải lựa chọn số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật nhưng tối đa không quá 26 ngày. Giả sử doanh nghiệp lựa chọn là 26 ngày thì tiền lương ngày sẽ được tính như sau:

 

         Tiền lương ngày =

 

Tiền lương theo hợp đồng

lao động là 6.000.000đ

__________________________

 

= 230.769 đồng

27 ngày

Giả sử người lao động nghỉ 1 ngày thì tiền lương tháng tính như sau:

Tiền lương tháng = 6.000.000đ – 230.769đ = 5.769.231 đồng

         2. Về cách tính tiền phép năm và tiền lương làm thêm giờ

- Tiền lương 01 ngày phép năm là = 230.769đ x 1 ngày = 230.769 đồng

- Về cách tính tiền lương làm thêm giờ đề nghị Công ty căn cứ vào quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Thông tư số 23/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 và Điểm c Khoản 4 Điều 14 của Thông tư số 47/TT-BLĐTBXH để thực hiện.

Trả lời Công văn số 2203/CV-SMPV ngày 22/3/2018 của Công ty TNHH Superior Multi-Packaging VN về việc hỏi-đáp khi công ty chuyển địa điểm. Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời Công văn số 2203/CV-SMPV ngày 22/3/2018 của Công ty TNHH Superior Multi-Packaging VN về việc hỏi-đáp khi công ty chuyển địa điểm. /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;<span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif"> &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 929/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 02 th&aacute;ng 4 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động v&agrave; Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ng&agrave;y 12/01/2015 th&igrave;, trường hợp do di dời địa điểm sản xuất kinh doanh theo y&ecirc;u cầu của cơ quan nh&agrave; nước c&oacute; thẩm quyền C&ocirc;ng ty c&oacute; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động v&agrave; thực hiện việc chi trả trợ cấp th&ocirc;i việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.</span></span></p>
08/11/2018 10:50 SAĐã ban hành

  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 929/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 02 tháng 4 năm 2018 như sau:

         Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động và Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 thì, trường hợp do di dời địa điểm sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động và thực hiện việc chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Trả lời công văn số 01/CV ngày 21/3/2018 của Công ty TNHH Keum Kwang Vina về việc người lao động cao tuổi.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời công văn số 01/CV ngày 21/3/2018 của Công ty TNHH Keum Kwang Vina về việc người lao động cao tuổi./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 904/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 29 th&aacute;ng 3 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Theo quy định tại khoản 1 Điều 167 của Bộ luật Lao động v&agrave; Điều 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ng&agrave;y 12/01/2015 của Ch&iacute;nh phủ quy định chi tiết v&agrave; hướng dẫn thi h&agrave;nh một số điều của Bộ luật Lao động th&igrave;, khi người sử dụng lao động c&oacute; nhu cầu v&agrave; người lao động cao tuổi c&oacute; đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở kh&aacute;m bệnh, chữa bệnh được th&agrave;nh lập v&agrave; hoạt động theo quy định của ph&aacute;p luật th&igrave; hai b&ecirc;n c&oacute; thể thỏa thuận k&eacute;o d&agrave;i thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp người sử dụng lao động kh&ocirc;ng c&oacute; nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi kh&ocirc;ng c&oacute; đủ sức khỏe th&igrave; hai b&ecirc;n thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.</span></span></p>
08/11/2018 10:49 SAĐã ban hành

         Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 904/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 29 tháng 3 năm 2018 như sau:

         Theo quy định tại khoản 1 Điều 167 của Bộ luật Lao động và Điều 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động thì, khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

         Do vậy, người sử dụng lao động không có nhu cầu thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động. Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận.

Trả lời Công văn số 01/TT-HM ngày 09/3/2018 và công văn số 01/CV-HM-18 ngày 20/3/2018 của Công ty TNHH Hài Mỹ - Nhà máy Sài Gòn.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời Công văn số 01/TT-HM ngày 09/3/2018 và công văn số 01/CV-HM-18 ngày 20/3/2018 của Công ty TNHH Hài Mỹ - Nhà máy Sài Gòn./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 903/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 09 th&aacute;ng 3 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="margin-left: 35.3pt; text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">1. Về việc ho&aacute;n đổi ng&agrave;y nghỉ lễ</span></span></p>

<p style="text-align: justify;"><span style="font-family:times new roman,times,serif; font-size:18px">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;&nbsp;</span><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">C&ocirc;ng ty sắp xếp cho người lao động nghỉ b&ugrave; ng&agrave;y Quốc kh&aacute;nh v&agrave;o ng&agrave;y 01/9/2018 hưởng 100% ng&agrave;y nghỉ c&oacute; hưởng lương l&agrave; tr&aacute;i quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động.</span></span></p>

<p style="text-align: justify;"><span style="font-family:times new roman,times,serif; font-size:18px">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;&nbsp;</span><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">Trường hợp C&ocirc;ng ty tổ chức lấy &yacute; kiến v&agrave; được người lao động đồng &yacute; về việc ho&aacute;n đổi ng&agrave;y nghỉ b&ugrave; của ng&agrave;y Quốc kh&aacute;nh th&igrave;, ng&agrave;y 01/9/2018 (thứ bảy) l&agrave; ng&agrave;y nghỉ b&ugrave; hưởng nguy&ecirc;n lương, ng&agrave;y 03/9/2018 l&agrave; ng&agrave;y l&agrave;m việc b&igrave;nh thường. Đề nghị C&ocirc;ng ty thỏa thuận v&agrave; th&ocirc;ng b&aacute;o c&ocirc;ng khai việc ho&aacute;n đổi ng&agrave;y nghỉ b&ugrave; ng&agrave;y Quốc kh&aacute;nh cho người lao động biết v&agrave; thực hiện.</span></span></p>
08/11/2018 10:47 SAĐã ban hành

         Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 903/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 09 tháng 3 năm 2018 như sau:

1. Về việc hoán đổi ngày nghỉ lễ

         Công ty sắp xếp cho người lao động nghỉ bù ngày Quốc khánh vào ngày 01/9/2018 hưởng 100% ngày nghỉ có hưởng lương là trái quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động.

         Trường hợp Công ty tổ chức lấy ý kiến và được người lao động đồng ý về việc hoán đổi ngày nghỉ bù của ngày Quốc khánh thì, ngày 01/9/2018 (thứ bảy) là ngày nghỉ bù hưởng nguyên lương, ngày 03/9/2018 là ngày làm việc bình thường. Đề nghị Công ty thỏa thuận và thông báo công khai việc hoán đổi ngày nghỉ bù ngày Quốc khánh cho người lao động biết và thực hiện.

2. Về chi trả trợ cấp thôi việc và ngày nghỉ hằng năm

         a. Trong thời gian thử việc, trường hợp Công ty đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật thì khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thời gian thử việc không được tính vào thời gian làm việc để trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

         b. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động do bị xử lý kỷ luật sa thải thì không thuộc đối tượng chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Lao động.

         c. Theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động thì, không có quy định về việc ứng trước ngày nghỉ hằng năm hoặc thanh toán lại những ngày nghỉ hằng năm không được hưởng. Theo trình bày trong công văn của công ty yêu cầu người lao động hoàn trả lại số tiền tương ứng với số ngày nghỉ phép năm hoặc tính nghỉ việc riêng đề nghị Công ty thỏa thuận với người lao động.

Trả lời công văn ngày 01/3/2018 của Công ty TNHH SX-TM Thiên Tâm về việc thông báo cắt giảm nhân sự do tái cơ cấu.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời công văn ngày 01/3/2018 của Công ty TNHH SX-TM Thiên Tâm về việc thông báo cắt giảm nhân sự do tái cơ cấu./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 806/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 27 th&aacute;ng 3 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;&nbsp;Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 v&agrave; Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ng&agrave;y 12/01/2015 của Ch&iacute;nh phủ th&igrave;, trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động m&agrave; ảnh hưởng đến việc l&agrave;m hoặc c&oacute; nguy cơ mất việc l&agrave;m, phải cho th&ocirc;i việc từ 02 người lao động trở l&ecirc;n th&igrave; người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 44 của Bộ luật Lao động v&agrave; chi trả trợ cấp mất việc l&agrave;m theo quy định tại Khoản 2,3,4,5,6 Điều 14 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.</span></span></p>
08/11/2018 10:43 SAĐã ban hành

        Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 806/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 27 tháng 3 năm 2018 như sau:

        Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ thì, trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động mà ảnh hưởng đến việc làm hoặc có nguy cơ mất việc làm, phải cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên thì người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 44 của Bộ luật Lao động và chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Khoản 2,3,4,5,6 Điều 14 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

        Trường hợp Công ty thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động thì, Công ty căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện.

Trả lời công văn ngày 05/3/2018 của Công ty Cổ phần Điện cơ Quan Hiền về việc hỏi đáp về phép năm hàng năm.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời công văn ngày 05/3/2018 của Công ty Cổ phần Điện cơ Quan Hiền về việc hỏi đáp về phép năm hàng năm./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 803/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 26 th&aacute;ng 3 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Theo quy định tại Điều 112 của Bộ luật Lao động th&igrave;, số ng&agrave;y nghỉ hằng năm của người lao động được tăng th&ecirc;m theo th&acirc;m ni&ecirc;n l&agrave;m việc, cứ 05 năm tăng th&ecirc;m tương ứng 01 ng&agrave;y.</span></span></p>
08/11/2018 8:18 SAĐã ban hành

         Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 803/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 26 tháng 3 năm 2018 như sau:

         Theo quy định tại Điều 112 của Bộ luật Lao động thì, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm theo thâm niên làm việc, cứ 05 năm tăng thêm tương ứng 01 ngày.

         Căn cứ vào quy định trên, người lao động làm việc từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm thì thời gian nghỉ hàng năm được tăng thêm 01 ngày hoặc đủ 10 năm đến dưới 15 năm thì được nghỉ tăng thêm 02 ngày. Như vậy, Công ty hiểu đúng theo quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.

Trả lời công văn ngày 13/3/2018 của Công ty TNHH Bao bì Cửu Đức về việc xin hướng dẫn thực hiện đúng quy định của pháp luật.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời công văn ngày 13/3/2018 của Công ty TNHH Bao bì Cửu Đức về việc xin hướng dẫn thực hiện đúng quy định của pháp luật./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 726/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 20 th&aacute;ng 3 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Trường hợp người lao động tại C&ocirc;ng ty tự &yacute; bỏ việc 05 ng&agrave;y cộng dồn trong 01 th&aacute;ng m&agrave; kh&ocirc;ng c&oacute; l&yacute; do ch&iacute;nh đ&aacute;ng, C&ocirc;ng ty kh&ocirc;ng được &aacute;p dụng h&igrave;nh thức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tr&aacute;i ph&aacute;p luật m&agrave; phải &aacute;p dụng h&igrave;nh thức xử l&yacute; kỷ luật sa thải theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật Lao động.&nbsp;</span></span></p>
08/11/2018 8:13 SAĐã ban hành

        Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 726/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 20 tháng 3 năm 2018 như sau:

         Trường hợp người lao động tại Công ty tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng mà không có lý do chính đáng, Công ty không được áp dụng hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà phải áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật Lao động. 

Trả lời công văn ngày 3/2/2018 của Công ty TNHH Lode Star về việc nghỉ Tết Mậu Tuất năm 2018Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời công văn ngày 3/2/2018 của Công ty TNHH Lode Star về việc nghỉ Tết Mậu Tuất năm 2018/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 490/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 13 th&aacute;ng 02 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động th&igrave;, người lao động được nghỉ l&agrave;m việc, hưởng nguy&ecirc;n lương trong 05 ng&agrave;y Tết &Acirc;m lịch. Trường hợp, C&ocirc;ng ty cho nghỉ nhiều hơn 05 ng&agrave;y theo quy định th&igrave;, thời gian nghỉ nhiều hơn n&agrave;y nếu do người lao động thỏa thuận với C&ocirc;ng ty để nghỉ kh&ocirc;ng hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 của Bộ luật Lao động hoặc nghỉ hằng năm hưởng nguy&ecirc;n lương theo quy định của Điều 111 của Bộ luật Lao động l&agrave; ph&ugrave; hợp theo quy định. Ngược lại, nếu C&ocirc;ng ty tự &yacute; cho người lao động nghỉ th&igrave; C&ocirc;ng ty phải thanh to&aacute;n đầy đủ tiền lương cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động.</span></span></p>
08/11/2018 8:11 SAĐã ban hành

         Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 490/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 13 tháng 02 năm 2018 như sau:

         Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động thì, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 05 ngày Tết Âm lịch. Trường hợp, Công ty cho nghỉ nhiều hơn 05 ngày theo quy định thì, thời gian nghỉ nhiều hơn này nếu do người lao động thỏa thuận với Công ty để nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 của Bộ luật Lao động hoặc nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương theo quy định của Điều 111 của Bộ luật Lao động là phù hợp theo quy định. Ngược lại, nếu Công ty tự ý cho người lao động nghỉ thì Công ty phải thanh toán đầy đủ tiền lương cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động.

Trả lời Công văn số 11/2018/PK-CV ngày 29/01/2018 của Công ty TNHH PUNG KOOK Sài Gòn III.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời Công văn số 11/2018/PK-CV ngày 29/01/2018 của Công ty TNHH PUNG KOOK Sài Gòn III./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 479/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 09 th&aacute;ng 02 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Căn cứ quy định tại Điều 6 của Th&ocirc;ng tư số 54/TT-BLĐTBXH ng&agrave;y 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội th&igrave;, c&aacute;c nguy&ecirc;n tắc x&acirc;y dựng kế hoạch l&agrave;m th&ecirc;m giờ của C&ocirc;ng ty n&ecirc;u trong c&ocirc;ng văn l&agrave; ph&ugrave; hợp theo quy định. Tuy nhi&ecirc;n, khi tổ chức l&agrave;m th&ecirc;m giờ c&ocirc;ng ty phải thực hiện c&aacute;c quy định li&ecirc;n quan đến l&agrave;m th&ecirc;m giờ theo đ&uacute;ng quy định hiện h&agrave;nh.</span></span></p>
08/11/2018 8:09 SAĐã ban hành

        Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 479/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 09 tháng 02 năm 2018 như sau:

         Căn cứ quy định tại Điều 6 của Thông tư số 54/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì, các nguyên tắc xây dựng kế hoạch làm thêm giờ của Công ty nêu trong công văn là phù hợp theo quy định. Tuy nhiên, khi tổ chức làm thêm giờ công ty phải thực hiện các quy định liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định hiện hành.

Trả lời Công văn số 020118/TT-HM ngày 30/01/2018 của Công ty TNHH Hài Mỹ - Nhà máy Sài Gòn.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời Công văn số 020118/TT-HM ngày 30/01/2018 của Công ty TNHH Hài Mỹ - Nhà máy Sài Gòn./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 467/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 08 th&aacute;ng 02 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;1. Căn cứ Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm x&atilde; hội 2014 th&igrave;, người lao động tại C&ocirc;ng ty k&yacute; kết hợp đồng lao động thử việc c&oacute; thời hạn 30 ng&agrave;y hoặc 60 ng&agrave;y kh&ocirc;ng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm x&atilde; hội.</span></span></p>
08/11/2018 8:06 SAĐã ban hành

         Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 467/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 08 tháng 02 năm 2018 như sau:

         1. Căn cứ Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì, người lao động tại Công ty ký kết hợp đồng lao động thử việc có thời hạn 30 ngày hoặc 60 ngày không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 186 của Bộ luật Lao động thì, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Căn cứ quy định nêu trên, người lao động tại Công ty trong thời gian thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì Công ty chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

         2. Về tiền thưởng chuyên cần, tiền thưởng sản xuất, tiền thưởng ngoại ngữ, tiền làm thêm giờ... đề nghị Công ty đối chiếu với quy định tại Điều 30 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện, chỉ những nhóm phụ cấp lương xác định được cùng mức lương, có tính thường xuyên và ổn định sẽ được tính đóng Bảo hiểm xã hội. Còn những khoản phụ cấp lương gắn với kết quả làm việc của người lao động và có tính biến động thì sẽ không tính đóng bảo hiểm xã hội.

          3. Căn cứ Điều 6 của Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH và Điểm c Khoản 4 Điều 14 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền lương làm thêm giờ được tính trên cơ sở tiền lương giờ thực trả (theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác). Vậy tiền lương làm cơ sở để tính tiền lương làm thêm giờ của người lao động bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Công ty lưu ý tiền lương giờ thực trả nêu trên không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.

Trả lời công văn số 25/CV-2018 ngày 04/4/2018 của Công ty TNHH Sarah về việc tính số ngày phép năm của nhân viên nghỉ thai sản.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời công văn số 25/CV-2018 ngày 04/4/2018 của Công ty TNHH Sarah về việc tính số ngày phép năm của nhân viên nghỉ thai sản./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 1088/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 11&nbsp; th&aacute;ng&nbsp; 4 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p><span style="font-family:times new roman,times,serif; font-size:18px">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;</span><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">Theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ng&agrave;y 10/5/2013 của Ch&iacute;nh phủ th&igrave;, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của ph&aacute;p luật về bảo hiểm x&atilde; hội được coi l&agrave; thời l&agrave;m việc của người lao động để t&iacute;nh số ng&agrave;y nghỉ hằng năm. V&igrave; vậy, người lao động sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước v&agrave; sau khi sinh con l&agrave; 06 th&aacute;ng được coi l&agrave; thời gian l&agrave;m việc để t&iacute;nh số ng&agrave;y nghỉ hằng năm (06 ng&agrave;y).</span></span></p>
08/11/2018 1:49 SAĐã ban hành

         Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 1088/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 11  tháng  4 năm 2018 như sau:

         Theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ thì, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Vì vậy, người lao động sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm (06 ngày).

Trả lời công văn ngày 03/4/2018 của Công ty TNHH Đại Hoa về việc hoán đổi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày10 tháng 3 âm lịch).Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời công văn ngày 03/4/2018 của Công ty TNHH Đại Hoa về việc hoán đổi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày10 tháng 3 âm lịch)./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 1087/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 11 th&aacute;ng 4 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p><span style="font-family:times new roman,times,serif; font-size:18px">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;</span><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">Trường hợp người sử dụng lao động v&agrave; người lao động thống nhất ho&aacute;n đổi ng&agrave;y Giỗ Tổ H&ugrave;ng Vương ng&agrave;y 10 th&aacute;ng 3 &acirc;m lịch (tức ng&agrave;y 25/4/2018) đi l&agrave;m việc b&igrave;nh thường, nghỉ ng&agrave;y 28/4/2018 v&agrave; thanh to&aacute;n tiền lương bằng 100% lương ng&agrave;y l&agrave;m việc b&igrave;nh thường l&agrave; ph&ugrave; hợp với quy định của ph&aacute;p luật lao động.</span></span></p>
08/11/2018 1:48 SAĐã ban hành

         Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 1087/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 11 tháng 4 năm 2018 như sau:

         Trường hợp người sử dụng lao động và người lao động thống nhất hoán đổi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch (tức ngày 25/4/2018) đi làm việc bình thường, nghỉ ngày 28/4/2018 và thanh toán tiền lương bằng 100% lương ngày làm việc bình thường là phù hợp với quy định của pháp luật lao động.

         Đề nghị Công ty thông báo công khai việc hoán đổi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đi làm việc bình thường cho người lao động biết.

Trả lời Công văn số 5317/03/CV-WSE ngày 02/4/2018 của Công ty TNHH Wonderful Sài gòn Electrics về việc xác nhận tuổi trong tuyển dụng.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời Công văn số 5317/03/CV-WSE ngày 02/4/2018 của Công ty TNHH Wonderful Sài gòn Electrics về việc xác nhận tuổi trong tuyển dụng./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 1013/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 09 th&aacute;ng 4 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Trường hợp người lao động ứng tuyển v&agrave;o c&ocirc;ng ty kh&ocirc;ng c&oacute; ng&agrave;y th&aacute;ng sinh tr&ecirc;n chứng minh nh&acirc;n d&acirc;n, sổ hộ khẩu v&agrave; giấy khai sinh th&igrave;, để x&aacute;c định được độ tuổi của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Đề nghị C&ocirc;ng ty li&ecirc;n hệ với Sở Tư ph&aacute;p tỉnh B&igrave;nh Dương để được Sở Tư ph&aacute;p trả lời theo đ&uacute;ng quy định.</span></span></p>
08/11/2018 1:46 SAĐã ban hành

        Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 1013/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 09 tháng 4 năm 2018 như sau:

         Trường hợp người lao động ứng tuyển vào công ty không có ngày tháng sinh trên chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và giấy khai sinh thì, để xác định được độ tuổi của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Đề nghị Công ty liên hệ với Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương để được Sở Tư pháp trả lời theo đúng quy định.

Trả lời công văn số 020418-01/CV-HM ngày 02/4/2018 của Công ty TNHH Hài Mỹ - Nhà máy Sài Gòn về việc trả lương cho người lao động.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời công văn số 020418-01/CV-HM ngày 02/4/2018 của Công ty TNHH Hài Mỹ - Nhà máy Sài Gòn về việc trả lương cho người lao động./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 1030/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 10 th&aacute;ng 4 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ng&agrave;y 12/01/2015 của Ch&iacute;nh phủ quy định chi tiết v&agrave; hướng dẫn thi h&agrave;nh một số nội dung của Bộ luật Lao động v&agrave; Điểm a, Khoản 4 Điều 14 Th&ocirc;ng tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ng&agrave;y 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội, hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, tr&aacute;ch nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP th&igrave;, tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ v&agrave;o thời gian l&agrave;m việc thực tế theo th&aacute;ng, tuần, ng&agrave;y, giờ. Tiền lương th&aacute;ng được trả cho một th&aacute;ng l&agrave;m việc x&aacute;c định tr&ecirc;n cơ sở hợp đồng lao động. Tiền lương ng&agrave;y được trả cho một ng&agrave;y l&agrave;m việc x&aacute;c định tr&ecirc;n cơ sở tiền lương th&aacute;ng chia cho số ng&agrave;y l&agrave;m việc b&igrave;nh thường trong th&aacute;ng theo quy định của ph&aacute;p luật m&agrave; doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa kh&ocirc;ng qu&aacute; 26 ng&agrave;y.</span></span></p>
08/11/2018 1:43 SAĐã ban hành

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 1030/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 10 tháng 4 năm 2018 như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động và Điểm a, Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì, tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ. Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động. Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.

Căn cứ quy định trên, trường hợp người lao động hưởng lương tháng thì, tiền lương tháng được trả cho 1 tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động, không phụ thuộc vào ngày làm việc bình thường trong tháng (25,26 hoặc 27 ngày). Đối với những ngày nghỉ không hưởng lương trong tháng của người lao động, doanh nghiệp căn cứ vào tiền lương ngày theo tại quy định trên để trừ tiền lương những ngày nghỉ không hưởng lương của người lao động.

Ví dụ: Người lao động hưởng lương theo tháng là 5.000.000 đồng/tháng, số ngày nghỉ không hưởng lương là 03 ngày/tháng, Công ty lựa chọn số ngày làm việc bình thường trong tháng là 26 ngày thì, tiền lương thực lĩnh của người lao động được tính như sau:

 

Tiền lương ngày     =

Tiền lương theo HĐLĐ là 5.000.000đ

_______________________________

 

 = 192.307 đồng

 26 ngày

Như vậy, tiền lương thực lĩnh của người lao động

  = 5.000.000 đồng – (192.307 đồng/ngày x 03 ngày)  = 4.423.079 đồng

Trả lời công văn số 2/NS ngày 28/3/2018 Công ty TNHH Nhật Tường về việc các chế độ của nữ thai sản.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời công văn số 2/NS ngày 28/3/2018 Công ty TNHH Nhật Tường về việc các chế độ của nữ thai sản./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 1002/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 06 th&aacute;ng 4 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;1. Theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ng&agrave;y 10/5/2013 của Ch&iacute;nh phủ th&igrave;, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của ph&aacute;p luật về bảo hiểm x&atilde; hội được coi l&agrave; thời l&agrave;m việc của người lao động để t&iacute;nh số ng&agrave;y nghỉ h&agrave;ng năm. V&igrave; vậy, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước v&agrave; sau khi sinh con l&agrave; 06 th&aacute;ng được coi l&agrave; thời gian l&agrave;m việc để t&iacute;nh số ng&agrave;y nghỉ h&agrave;ng năm (06 ng&agrave;y).</span></span></p>
08/11/2018 1:35 SAĐã ban hành

         Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 1002/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 06 tháng 4 năm 2018 như sau:

         1. Theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ thì, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm. Vì vậy, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm (06 ngày). 

         2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2012 thì, khi hợp đồng lao động hết hạn người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc có quyền không ký tiếp hợp đồng lao động. Do đó, khi hai bên không thỏa thuận được ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động cũ đương nhiên chấm dứt.

         3. Pháp luật lao động không quy định lao động nữ nuôi con dưới 5 tuổi không được phép cho thôi việc.

Trả lời đơn của ông Nguyễn Thái Ngọc thắc mắc về tiền lương tính làm thêm giờ.Trả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời đơn của ông Nguyễn Thái Ngọc thắc mắc về tiền lương tính làm thêm giờ./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội trả lời tại C&ocirc;ng văn số 913/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ng&agrave;y 30 th&aacute;ng 3 năm 2018 như sau:</span></span></p>

<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;1. Theo quy định tại khoản<em> 1 Điều 90 của Bộ luật Lao động v&agrave; khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 05/2015//NĐ-CP ng&agrave;y 12/01/2015 của Ch&iacute;nh phủ quy định chi tiết v&agrave; hướng dẫn thi h&agrave;nh mộ số điều của Bộ luật Lao động th&igrave;, </em>t<em>iền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện c&ocirc;ng việc nhất định</em></span></span></p>
08/11/2018 1:31 SAĐã ban hành

         Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 913/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 30 tháng 3 năm 2018 như sau:

         1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 của Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 05/2015//NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộ số điều của Bộ luật Lao động thì, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

         a. Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

         b. Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

         c. Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.

         2. Theo quy định tại điểm  c khoản 4 Điều 14 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì, tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm).

         Như vậy, tiền lương tính tiền lương làm thêm giờ và tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm để trả cho người lao động là tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định nêu trên (nếu có) đã ghi trong hợp đồng lao động.

Tọa đàm về tiền lương người lao độngTrả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTọa đàm về tiền lương người lao động/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p>&nbsp;</p>

<div style="text-align: justify;"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Thực hiện Kế hoạch số 4627/KH-UBND ng&agrave;y 16/10/2017 của Ủy ban nh&acirc;n d&acirc;n tỉnh B&igrave;nh Dương về việc tiếp tục thực hiện Đề &aacute;n tuy&ecirc;n truyền, phổ biến ph&aacute;p luật cho người lao động v&agrave; người sử dụng lao động trong c&aacute;c loại h&igrave;nh doanh nghiệp tr&ecirc;n địa b&agrave;n tỉnh B&igrave;nh Dương giai đoạn 2017 -2021. Ng&agrave;y 25/5/2018, Sở Lao động &ndash; Thương binh v&agrave; X&atilde; hội phối hợp Đ&agrave;i Ph&aacute;t thanh v&agrave; Truyền h&igrave;nh tỉnh tổ chức tuy&ecirc;n truyền ph&aacute;p luật lao động với nội dung về tiền lương người lao động</span></span> <span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">tr&ecirc;n địa b&agrave;n tỉnh B&igrave;nh Dương <strong>th&ocirc;ng qua tiết mục &quot;Ph&aacute;p luật &amp; Cuộc sống&quot; nhằm gi&uacute;p </strong>người lao động v&agrave; người sử dụng lao động nắm r&otilde; những quy định của ph&aacute;p luật x&acirc;y dựng mối quan hệ lao động h&agrave;i ho&agrave; ổn định v&agrave; tiến bộ tại c&aacute;c doanh nghiệp.</span></span></div>

<p>&nbsp;</p>
31/05/2018 10:09 SAĐã ban hành
       Thực hiện Kế hoạch số 4627/KH-UBND ngày 16/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tiếp tục thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 -2021. Ngày 25/5/2018, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động với nội dung về tiền lương người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua tiết mục "Pháp luật & Cuộc sống" nhằm giúp người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ những quy định của pháp luật xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp.
         Nội Dung:
1) Thưa bà, Theo quy định của Bộ luật lao động thì việc trả lương cho người lao động được quy định cụ thể như thế nào và trường hợp người lao động làm thêm giờ (tăng ca) thì việc trả lương được tính như thế nào ?
Trả li: 
Vấn đề tiền lương luôn được xem là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi quyết định chọn một doanh nghiệp để xin việc làm. Bởi tiền lương còn là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động. Vì vậy nếu doanh nghiệp trả lương một cách công bằng chính xác đảm bảo quyền lợi cho người lao động sẽ tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúng đắn của người lao động cũng như tạo sự gắn bó lâu dài của NLĐ đối với Doanh nghiệp.
Theo quy định của Bộ luật Lao động thì Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương sẽ bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và Mức lương của người lao động thì sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Hiện nay thì chúng ta đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 141 ngày 07/12/2017 của Chính phủ. Theo Nguyên tắc trả lương thì Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Về Hình thức trả lương thì Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương: theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khoán.
Như vậy có thể thấy Luật Lao động quy định rất chặt chẽ về việc trả lương đúng hạn để đảm bảo quyền lợi cho Người lao động. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp do DN làm ăn khó khăn hoặc do khách hàng chậm thanh toán nên DN chậm trễ trong việc trả lương cho NLĐ đã khiến NLĐ bức xúc, phát sinh tranh chấp lao động tập thể. Vì vậy trong những trường hợp này Doanh nghiệp cần có thông báo cụ thể cho NLĐ biết để NLĐ thông cảm, chia sẻ những khó khăn với Doanh nghiệp.
* Riêng trong trường hợp NLĐ làm thêm giờ thì theo quy định vào ngày thường  ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động thì  người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
 
2) Nhân đây xin bà cho biết những thông tin liên quan đến mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng hiện nay?
  • Trả li: 
Theo quy định tại Nghị định số 141 ngày 07/12/2017 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo Hợp đồng lao động, thì mức lương tối thiểu vùng bao gồm 4 mức sau:
- Mức 3.980.000 đ áp dụng đối với các DN hoạt động thuộc vùng 1
- Mức 3.530.000 đ áp dụng đối với các DN hoạt động thuộc vùng 2;
- Mức 3.090.000 đ áp dụng đối với các DN hoạt động thuộc vùng 3;
- Mức 2.760.000 đ áp dụng đối với các DN hoạt động thuộc vùng 4;
Căn cứ vào danh mục phân chia địa bàn thì theo Nghị định 141 thì Vùng 1 mà áp dụng mức 3.980.000 đ của tỉnh Bình Dương là bao gồm: thành phố Thủ Dầu Một; các thị xã: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên.
Còn 02 còn lại là huyện Dầu Tiếng và Phú Giáo sẽ áp dụng MLTTV theo địa bàn thuộc vùng 23.530.000 đồng
Quý vị lưu ý thì đây là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất và trong điều kiện lao động bình thường. Trường hợp mà NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì sẽ áp dụng cao hơn ít nhất là 7% so với MLTTV.  Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với điều kiện lao động bình thường.
Như vậy thì đây là một số quy định về tiền lương mà NLĐ cần nắm khi đi xin việc đế tránh thiệt thòi cho mình.
 
3) Thưa bà, việc tăng lương đối với lao động đã làm việc lâu năm trong doanh nghiệp được quy định như thế nào? Ví dụ người lao động đã làm việc trên 5 năm trong DN?
Trả li: 
Theo quy định thì các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động. Và trong các nội dung quy định của Hợp đồng lao động cũng có các nội dung về chế độ nâng bậc, nâng lương.
 
Như vậy thì hàng năm căn cứ vào nhu cầu công việc cũng như tình hình sản xuất kinh doanh thì Doanh nghiệp sẽ tiến hành rà soát để thực hiện nâng bậc lương cho NLĐ đủ điều kiện. Và việc nâng bậc lương sẽ được quy định cụ thể trong Quy chế trả lương, trả thưởng của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên để người lao động gắn bó với công ty lâu dài, thông thường các doanh nghiệp sẽ thường thực hiện nâng bậc lương định kỳ 1 năm 01 lần. Bên cạnh đó cũng có Doanh nghiệp tổ chức xét nâng bậc lương sớm, trước hạn đối với các tập thể hoặc cá nhân người lao động đã có thành tích lao động sản xuất giỏi; có những sáng kiến cải tiến kĩ thuật làm lợi cho Doanh nghiệp.
 
4) Thưa bà, theo quy định thì doanh nghiệp phải xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động để làm cơ sở trả lương cho người lao động. Vậy việc xây dựng thang lương, bảng lương này được quy định như thế nào ? và nếu doanh nghiệp không niêm yết công khai thang, bảng lương này cho người lao động thì có đúng quy định hay không ?
Trả li: 
Hiện nay theo quy định thì trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Và khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi Thang, bảng lương cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
          Như vậy thì căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, Doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cũng như định mức lao động để áp dụng trong Doanh nghiệp mình. Và khi xây dựng thang bảng lương Doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung như:
- Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
- Mức lương thấp nhất của công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
 - Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động đã qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với điều kiện lao động bình thường.
* Nếu doanh nghiệp không niêm yết công khai thang, bảng lương, định mức lao động này cho người lao động là không đúng quy định. Và trong trường hợp này Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 95 năm 2013 về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
 
5) Thưa bà, Điều 94 Bộ Luật Lao động quy định về hình thức trả lương, trong đó việc trả lương qua tài khoản ngân hàng của cá nhân người lao động thì phải có thỏa thuận về các loại phí duy trì tài khoản. Vậy bà thấy quy định này được thực hiện như thế nào ?
Trả li: 
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 94 của Bộ luật Lao động thì Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.
Trong thực tế hiện nay thì phần lớn các Doanh nghiệp đều thực hiện việc chi trả lương thông qua tài khoản của cá nhân người lao động. Có thể thấy việc trả lương qua thẻ cho người lao động có nhiều thuận lợi như cho Doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những Doanh nghiệp có số lao động lớn thì việc trả lương qua thẻ sẽ nhanh, gọn, thuận tiện, an toàn và dễ kiểm soát, hạn chế tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp.
Về phía người lao động thì việc nhận lương qua tài khoản thông qua việc rút tiền từ các máy giao dịch tự động (ATM) được tiếp cận công nghệ mới văn minh, hiện đại, an toàn và chủ động hơn trong việc chi tiêu khi tiền lương được chuyển vào tài khoản, ngoài ra thì NLĐ còn có thể để lại một phần tiền lương trong thẻ coi như là phần để tích lũy khi có việc cần thiết. Bên cạnh đó, người hưởng lương còn được hưởng các dịch vụ thanh toán tiện ích khác như chuyển khoản cho người thân trong gia đình, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, dùng thẻ để mua sắm hàng hoá, dịch vụ khi các điểm chấp nhận thẻ (POS) ngày một phát triển….
Tuy nhiên thì việc nhận lương qua tài khoản ATM cũng còn nhiều bất cập cho người lao động như bị mất phí khi rút tiền hoặc truy vấn số dư; bị nuốt thẻ hoặc đến kỳ lãnh lương thường là NLĐ phải chờ đợi rất lâu do rất đông người rút; tình trạng máy hết tiền xảy ra thường xuyên, liên tục….
 
6) Thưa bà, hiện nay một số doanh nghiệp có quy chế nội bộ rất khắt khe với người lao động, trong đó có quy định trừ tiền lương khi người lao động vi phạm quy chế nội bộ này. Vậy bà có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này ?
Trả li: 
Theo quy định tại Điều 128 của Bộ luật Lao động thì khi xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động bị vi phạm, thì NSDLĐ không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Thực tế trong một số Doanh nghiệp hiện nay vẫn còn tình trạng NSDLĐ áp dụng hình thức phạt tiền NLĐ khi NLĐ vi phạm các quy định của Công ty. Như vậy là trái các quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp NLĐ vi phạm Nội quy Quy chế của Công ty thì Công ty thực hiện xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động thì có 3 hình thức xử lý là: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, Cách chức; Sa thải.
 
7) Theo bà việc thực hiện chế độ tiền lương hiện nay còn những điều gì bất cập mà chúng ta cần tháo gỡ ?
Tr li: 
Tiền lương luôn là vấn đề nhạy cảm nhất trong QHLĐ. Theo quy định thì MLTT là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
          Tuy nhiên với một bộ phận không nhỏ người lao động hiện nay thì tiền lương, thu nhập thực tế còn thấp so với nhu cầu cơ bản của cuộc sống gia đình họ, không đủ để trang trải cho các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Để có tiền trang trải cho cuộc sống, hầu hết NLĐ đều buộc phải tăng ca và sống tằn tiện. Theo một nghiên cứu thì cái mức lương tối hiện nay chỉ mới đáp ứng được hơn 80% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Trong khi đó, về phía  Doanh nghiệp thì cho rằng việc điều chỉnh LTV hằng năm của Chính phủ đã khiến Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Việc nâng lương tối thiểu đã làm tăng thêm các khoản đóng bảo hiểm xã hội, công đoàn. Toàn bộ sẽ được tính vào chi phí sản xuất, khi chi phí bị đẩy lên cao thì sản phẩm rất khó để có thể cạnh tranh được. Việc phải gánh chịu chi phí cao khiến cho doanh nghiệp phải tìm những phương thức khác nhau để bù đắp vào, trong đó, không loại trừ khả năng cắt giảm những khoản chi phí khác của người lao động.
Về ý kiến cá nhân tôi thì mong muốn có một MLTTV mà trung hòa được lợi ích của các bên trong QHLĐ. Bởi vì nếu nâng tiền lương tối thiểu lên quá cao sẽ vượt quá khả năng chi trả của DN, dẫn đến phải cắt giảm bớt lao động. Như vậy, vô hình trung một bộ phận người lao động có thể mất việc làm. Còn nếu không tăng MLTTV hoặc mức tăng quá thấp sẽ không đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ, sẽ khiến cuốc sống của NLĐ càng thêm khó khăn. Vì vậy, vấn đề là làm sao giữa hai bên NLĐ và NSDLĐ có sự sẻ chia, thông cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Tìm ra một mức tăng cân bằng, hợp lý, làm sao cả hai bên đều chấp nhận được.
 
Ghi chú: Thời lượng tọa đàm: 15p/7 câu.
Ghi hình tại Đài PT-TH BD. Lúc 15g00 ngày thứ năm (24/05/2018)
Người gửi: Đỗ Anh Tuấn – Phòng CĐ, Đài PT-TH BD. ĐT: 0903.710.316
Trả lời các câu hỏi về thực hiện hợp đồng lao độngTrả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời các câu hỏi về thực hiện hợp đồng lao động/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Thực hiện Kế hoạch số 4627/KH-UBND ng&agrave;y 16/10/2017 của Ủy ban nh&acirc;n d&acirc;n tỉnh B&igrave;nh Dương về việc tiếp tục thực hiện Đề &aacute;n tuy&ecirc;n truyền, phổ biến ph&aacute;p luật cho người lao động v&agrave; người sử dụng lao động trong c&aacute;c loại h&igrave;nh doanh nghiệp tr&ecirc;n địa b&agrave;n tỉnh B&igrave;nh Dương giai đoạn 2017 -2021. Ng&agrave;y 25/5/2018, Sở Lao động &ndash; Thương binh v&agrave; X&atilde; hội phối hợp Đ&agrave;i Ph&aacute;t thanh v&agrave; Truyền h&igrave;nh tỉnh tổ chức tuy&ecirc;n truyền ph&aacute;p luật lao động với nội dung về hợp đồng lao động tr&ecirc;n địa b&agrave;n tỉnh B&igrave;nh Dương <strong>th&ocirc;ng qua tiết mục &quot;Ph&aacute;p luật &amp; Cuộc sống&quot; nhằm gi&uacute;p </strong>người lao động v&agrave; người sử dụng lao động nắm r&otilde; những quy định của ph&aacute;p luật x&acirc;y dựng mối quan hệ lao động h&agrave;i ho&agrave; ổn định v&agrave; tiến bộ tại c&aacute;c doanh nghiệp.</span></span></p>
31/05/2018 10:02 SAĐã ban hành
         Thực hiện Kế hoạch số 4627/KH-UBND ngày 16/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tiếp tục thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 -2021. Ngày 25/5/2018, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động với nội dung về hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua tiết mục "Pháp luật & Cuộc sống" nhằm giúp người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ những quy định của pháp luật xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp.
         Nội Dung:
- Thưa bà: Hiện nay ở một số địa phương có trường hợp doanh nghiệp vi phạm Bộ luật lao động như : Không ký hợp đồng lao động đối với người lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Vậy người lao động phải làm như thế nào để không bị thiệt hại về quyền lợi trong những trường hợp này?
 
Trả lời:  Kính thưa quý vị! Theo quy định của Bộ luật lao động hiện nay thì Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Có thể thấy trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở vị trị yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu sự quản lí, điều hành của người sử dụng lao động,vì vậy đôi lúc sẽ xảy ra hiện tượng lạm quyền của người sử dụng lao động và dẫn tới những thiệt thòi cho người lao động. Từ đó, muốn tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa và được bình đẳng hơn, pháp luật lao động đã có những quy định để bảo vệ quyền lợi người lao động, qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động. Trong những trường hợp phát sinh tranh chấp lao động cá nhân ví dụ là người lao động bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì Luật Lao động quy định cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết là Hòa Giải viên lao động và Tòa án nhân dân. Và HGVLĐ ở đây là HGVLĐ cấp huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong trường hợp đã được HGVLĐ hòa giải nhưng không thành thì NLĐ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Và cũng lưu ý thời hiệu yêu cầu HGVLĐ thực hiện hòa giải đối với tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm và thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm.
Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của mình, NLĐ khi làm việc cần phải biết một số quy định của Nhà nước để tự bảo vệ quyền lợi cho mình như: quy định về thời gian thử việc và mức lương thử việc; mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm giao kết HĐLĐ; các quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm vào ban đêm; các quy định về tham gia BHXH….để mà có thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình, phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu sai luật.
 
- Thưa bà, Điều 162 Bộ luật hình sự mới có quy định sẽ phạt tù đến 3 năm đối với trường hợp sa thải người lao động trái pháp luật. Vậy bà cho biết ý kiến của mình như thế nào về những quy định này ?
Trả lời: Theo nội dung được quy định Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, người sử dụng lao động sẽ phạt tù đến 3 năm nếu sa thải lao động trái pháp luật. Xuất phát từ nguyên tắc Pháp luật nước ta luôn bảo vệ người lao động trong quan hệ lao động, bởi nhận thức rằng người lao động là bên yếu thế hơn trong quan hệ này. Thì đây có thể xem là một trong những quy định cứng rắn, có tính chất răn đe nhằm hạn chế tình trạng NSDLĐ sa thải NLĐ trái pháp luật. Quy định này buộc Doanh nghiệp khi muốn sa thải NLĐ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của PLLĐ về trình tự, thủ tục khi tiến hành sa thải NLĐ. Hoặc là khi mối quan hệ lao động giữa hai bên không còn được suôn sẻ thì NSDLĐ phải thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng với NLĐ theo đúng quy định của PLLĐ nhằm hạn chế tối đa tình trạng sa thải NLĐ trái pháp luật của Doanh nghiệp.
 
- Thưa bà, trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ? Và khi chấm dứt HĐLĐ thì DN phải có trách nhiệm như thế nào đối với người lao động ?
Trả lờiHiện nay theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp như là:
1) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
2) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
3) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
4) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
Và Luật cũng quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; Và Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định khi NLĐ bị ốm đau, tai nạn và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
* Khi chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Nghĩa là NSDLĐ phải thanh toán tiền lương, hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
 
- Thưa bà: hiện nay có tình trạng người sử dụng lao động (doanh nghiệp) ép người lao động ký đơn xin chấm dứt hợp đồng lao đồng. Vậy bà suy nghĩ như thế nào về vấn đề này ?
Trả lờiNhư đã nói thì Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Và trong trường hợp các bên muốn chấm dứt HĐLĐ thì phải tuân thủ các quy định của Pháp luật lao động. Trong một vài trường hợp vì không muốn phải bồi thường cho NLĐ do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật mà nhiều DN đã dùng các chiêu trò nhằm ép NLĐ chán nản tự bỏ việc, trong đó có việc ép NLĐ ký đơn xin thôi việc. Điều này không chỉ gây tổn thương cho NLĐ mà còn làm xấu đi hình ảnh DN. Việc DN yêu cầu NLĐ tự viết đơn xin nghỉ việc, đây là vấn đề thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, do là thoả thuận nên NLĐ có thể đồng ý hoặc không đồng ý viết đơn xin thôi việc. Nếu NLĐ không tự nguyện viết đơn, thì NSDLĐ cũng không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Do vậy, trước hết là NLĐ phải chủ động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 
- Thưa bà, hiện nay có nhiều doanh nghiệp không thực hiện ký hợp đồng lao động với người lao động. (nhưng do trả lương cao nên người lao động vẫn chấp nhận làm việc và đa số là Doanh nghiệp vừa và nhỏ) Vậy bà ý kiến như thế nào về vấn đề này ?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật Lao động thì HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản. NLĐ giữ 01 bản và NSDLĐ giữ 01 bản. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết bằng lời nói.
Hiện nay thì đa số các Doanh nghiệp đều thực hiện tuân thủ việc giao kết HĐLĐ với NLĐ để đảm bảo các chế độ cho NLĐ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp NLĐ vì nhận thức pháp luật còn hạn chế và cần có công ăn việc làm để trang trải cuộc sống nên vẫn chấp nhận làm việc khi mà NSDLĐ không giao kết HĐLĐ với họ. Việc NSDLĐ không ký HĐLĐ gây ra rất nhiều thiệt hại cho NLĐ trước mắt và về sau. Do đó, Bộ Luật Lao động và các văn bản dưới luật xác định rõ thời hạn và trách nhiệm của các bên trong việc giao kết HĐLĐ bằng văn bản. Trong hầu hết các trường hợp, do NLĐ ở vị thế yếu hơn nên không dám yêu cầu khi không được ký hợp đồng vì lo ngại quan hệ lao động sẽ xấu đi, khó làm việc với nhau. Thì trong những trường hợp này, NLĐ phải hết sức khéo léo để bảo vệ quyền lợi của mình, một mặt kiến nghị NSDLĐ thực hiện giao kết HĐLĐ theo đúng quy định của PLLĐ, mặt khác tìm cách thu thập và giữ các giấy tờ chứng tỏ mối quan hệ trong công việc của mình tại doanh nghiệp như giấy trả lương, giấy phân công công việc, thẻ chấm công, thẻ nhân viên…cũng như là phản ánh với cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý Doanh nghiệp theo quy định.
 
- Thưa bà, liên quan đến hợp đồng lao động thì hiện nay xuất hiện một số doanh nghiệp không thực hiện các quyền lợi cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động như: chế độ thai sản, sổ BHXH, chế độ trợ cấp …..v.v. Vậy đối với những trường hợp này thì người lao động phải làm như thế nào ?
Trả lời:  Theo quy định của Bộ luật Lao động thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Nghĩa là NSDLĐ phải thanh toán tiền lương, hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Trong trường hợp DN không thực hiện đầy đủ các quyền lợi cho NLĐ thì NLĐ có thể lựa chọn việc khiếu nại hoặc thông qua thủ tục hòa giải tranh chấp lao động của HGVLĐ.
+ Trong trường hợp khiếu nại: thì NLĐ gửi đơn khiếu nại lần đầu đến NSDLĐ có quyết định, hành vi vi phạm bị khiếu nại. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại hoặc không được giải quyết khiếu nại khi đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, thì NLĐ có quyền khiếu nại lần 2 đến Chánh thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội nơi công ty bạn đặt trụ sở chính.
+ Trong trường hợp thông qua thủ tục hòa giải tranh chấp lao động của HGVLĐ thì NLĐ gửi đơn đến HGVLĐ cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở để HGVLĐ thực hiện hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành hoặc 1 trong 2 bên không thực hiện các thỏa thuận trong Biên bản hòa giải hoặc hết thời hạn giải quyết thì NLĐ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
 
- Bà có thể cho biết nhận xét của mình về ý thức chấp hành pháp luật lao động – Đặc biệt là việc thực hiện nội dung hợp đồng lao động hiện nay như thế nào ?
Trả lời: Trong thời gian qua, thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và NSDLĐ, đặc biệt là thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh Bình Dương về việc tiếp tục thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động giai đoạn 2017 – 2021 (Đề án 31). Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành có liên quan như: UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý KCN Việt Nam – Singapore; Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh….kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chính sách về pháp luật lao động. Trong đó, tập trung vào các quy định về: chính sách về lao động, Hợp đồng lao động, về Bảo hiểm xã hội, vấn đề giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, … Thông qua công tác tuyên truyền trong thời gian qua thì chúng tôi cũng nhận thấy là nhận thức chung của người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp đã được nâng lên. Các bên trong quan hệ lao động đã ý thức được quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình.
Đặc biệt là việc thực hiện các nội dung của hợp đồng lao động, trong đó người sử dụng lao động luôn quan tâm đến quyền lợi của người lao động, từ đó tạo sự
 
Ghi chú: Thời lượng tọa đàm: 15p/7 câu.
Ghi hình tại Đài PT-TH BD. Lúc 14g30 ngày thứ năm (24/05/2018)
Người gửi: Đỗ Anh Tuấn – Phòng CĐ, Đài PT-TH BD. ĐT: 0903.710.316
Trả lời kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật BảnTrả lời Chính sách TL-BHXH01;#TinTrả lời kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p style="text-align: justify;"><em><strong>C&acirc;u 1. </strong><strong>Đề nghị loại bỏ người lao động thuộc diện di chuyển, ph&aacute;i cử nội bộ trong doanh nghiệp v&agrave; đ&atilde; đ&oacute;ng bảo hiểm x&atilde; hội tại nước ph&aacute;i cử ra khỏi đối tượng phải đ&oacute;ng bảo hiểm x&atilde; hội bắt buộc.</strong></em></p>

<p style="text-align: justify;"><em><strong>C&acirc;u 2. </strong><strong>Đề nghị triển khai c&aacute;c thủ tục chi tiết giống như thủ tục tại khoản 1, điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP (định nghĩa về người lao động nước ngo&agrave;i thuộc diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp khi xin giấy ph&eacute;p lao động).</strong></em></p>
31/05/2018 9:52 SAĐã ban hành
Câu 1. Đề nghị loại bỏ người lao động thuộc diện di chuyển, phái cử nội bộ trong doanh nghiệp và đã đóng bảo hiểm xã hội tại nước phái cử ra khỏi đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 2 của  Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; khoản 2 Điều 4 của Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định hướng dẫn cụ thể quy định này. Vì vậy, các doanh nghiệp tạm thời chưa phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài. Sau khi có hướng dẫn, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tổ chức triển khai, hướng dẫn để các doanh nghiệp và người lao động thực hiện.
Về kiến nghị của Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp thu ý kiến và sẽ có kiến nghị Bộ Lao động – TBXH và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Câu 2. Đề nghị triển khai các thủ tục chi tiết giống như thủ tục tại khoản 1, điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP (định nghĩa về người lao động nước ngoài thuộc diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp khi xin giấy phép lao động).
Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam).
Hiện diện thương mại bao gồm các hình thức: tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Về thủ tục sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam với hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: căn cứ vào ngành nghề hoạt động của hiện diện thương mại, để thực hiện thủ tục sử dụng lao động người nước ngoài có 02 trường hợp sau:
1. Trường hợp hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động trong phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại các Phụ lục của Thông tư số 35/2016/TT-BCT quy định việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động (kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải).
Trong trường hợp này doanh nghiệp thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP, Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH, Thông tư 35/2016/TT-BCT)
Lưu ý: Văn bản chứng minh trường hợp trên là một trong các giấy tờ sau:
-  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
-  Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
- Giấy phép thành lập Chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2.  Trường hợp hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động các ngành ngoài phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại các Phụ lục của Thông tư số 35/2016/TT-BCT
Để sử dụng người lao động trong trường hợp này doanh nghiệp thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định (theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP, Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH).
1 - 30Next
Ảnh
Video