Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Hỏi đáp chính sách
Thứ 5, Ngày 19/08/2021, 14:00
HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH COVID - NHÓM CÂU HỎI VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
19/08/2021
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Câu hỏi 1. Đối tượng thuộc được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo theo Nghị quyết số 68-NQ/CP Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg gồm những ai?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì "người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm" nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9 này thì sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Câu hỏi 2. Các điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khi có đủ các điều kiện sau:

- Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

- Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động.

- Có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020

- Có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Lưu ý: Người sử dụng lao động cần nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ trong thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Câu hỏi 3. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là bao nhiêu?

Trả lời:

Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề tối đa 1.500.000 đồng/người lao động/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng.

Câu hỏi 4. Phương thức chi trả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là gì?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 10 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, phương thức chi trả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được thực hiện là "chi trả trực tiếp cho người sử dụng lao động theo phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề được phê duyệt".

Câu hỏi 5. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg bao gồm những giấy tờ gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 11 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động gồm:

1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động và kê khai về doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020 theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Văn bản của người sử dụng lao động về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ.

3. Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Quyết định này.

4. Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tham gia đào tạo.

Câu hỏi 6. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ở đâu?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính.

Câu hỏi 7. Thời hạn xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là bao lâu?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 12 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, thời hạn xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Câu hỏi 8. Thời hạn chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68-NQ/CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là bao lâu?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 4, Điều 12 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động.

Câu hỏi 9. Người sử dụng lao động nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp có được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì trường hợp người sử dụng lao động nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 10. Để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, xin hỏi cơ quan nào xác nhận về việc người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động?

Trả lời:

Theo khoản 1, Điều 12 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội xác nhận cho người sử dụng lao động về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tham gia đào tạo.

Câu hỏi 11. Khoản 4 Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg nêu điều kiện được hỗ trợ là người sử dụng lao động có phương án đào tạo hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo. Vậy doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có được phối hợp với người sử dụng lao động để xây dựng phương án và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo chính sách tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Cơ sở đào tạo thuộc đơn vị (người sử dụng lao động) được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP được phối hợp với người sử dụng lao động để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động theo đúng phương án được phê duyệt (khoản 2 Công văn số 1492/TCGDNN-ĐTTX).

Câu hỏi 12. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, số lượng đào tạo có bị giới hạn bởi quy mô đào tạo trong giấy chứng nhận đăng ký hoặt động giáo dục nghề nghiệp không?

Trả lời:

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi phối hợp với người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đối với các cơ sở đào tạo là trường cao đẳng nếu đào tạo trình độ sơ cấp với những nghề chưa có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì có báo cáo gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước khi tổ chức đào tạo.

Quy mô đào tạo phải tùy thuộc vào mức độ đáp ứng điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp (cơ sở vật chất; thiết bị, dụng cụ đào tạo; đội ngũ giáo viên; chương trình, giáo trình đào tạo) của từng nghề đào tạo tại từng địa điểm đào tạo theo quy định.

Câu hỏi 13. Trường hợp doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho một số lao động từ đủ 12 tháng trở lên, nhưng có một số lao động mới tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng thì những lao động này có được lập vào Danh sách người lao động tham gia đào tạo để được hưởng chính sách quy định tại Chương III (chính sách hỗ trợ đào tạo) Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không?

Trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên và có một số lao động mới tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp (dưới 12 tháng) thì những lao động này vẫn được lập vào Danh sách người lao động tham gia đào tạo nếu doanh nghiệp đủ điều kiện được hưởng chính sách quy định tại Chương III (chính sách hỗ trợ đào tạo) Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Câu hỏi 14. Trong thời gian bao nhiêu ngày, doanh nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg?

Trả lời:

Để kịp thời chi hỗ trợ cho đơn vị sử dụng lao động trong thời gian sớm nhất, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 2218/BHXH-TST ngày 26/7/2021 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố rút ngắn thời gian thực hiện; theo đó, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan BHXH cấp tỉnh phải thực hiện chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động. 


Lượt người xem:  Views:   1672
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video