Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Hỏi đáp chính sách
Thứ 5, Ngày 31/05/2018, 10:02
Trả lời các câu hỏi về thực hiện hợp đồng lao động
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/05/2018

        Thực hiện Kế hoạch số 4627/KH-UBND ngày 16/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tiếp tục thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 -2021. Ngày 25/5/2018, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động với nội dung về hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua tiết mục "Pháp luật & Cuộc sống" nhằm giúp người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ những quy định của pháp luật xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp.

         Thực hiện Kế hoạch số 4627/KH-UBND ngày 16/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tiếp tục thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 -2021. Ngày 25/5/2018, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động với nội dung về hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua tiết mục "Pháp luật & Cuộc sống" nhằm giúp người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ những quy định của pháp luật xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp.
         Nội Dung:
- Thưa bà: Hiện nay ở một số địa phương có trường hợp doanh nghiệp vi phạm Bộ luật lao động như : Không ký hợp đồng lao động đối với người lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Vậy người lao động phải làm như thế nào để không bị thiệt hại về quyền lợi trong những trường hợp này?
 
Trả lời:  Kính thưa quý vị! Theo quy định của Bộ luật lao động hiện nay thì Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Có thể thấy trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở vị trị yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu sự quản lí, điều hành của người sử dụng lao động,vì vậy đôi lúc sẽ xảy ra hiện tượng lạm quyền của người sử dụng lao động và dẫn tới những thiệt thòi cho người lao động. Từ đó, muốn tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa và được bình đẳng hơn, pháp luật lao động đã có những quy định để bảo vệ quyền lợi người lao động, qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động. Trong những trường hợp phát sinh tranh chấp lao động cá nhân ví dụ là người lao động bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì Luật Lao động quy định cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết là Hòa Giải viên lao động và Tòa án nhân dân. Và HGVLĐ ở đây là HGVLĐ cấp huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong trường hợp đã được HGVLĐ hòa giải nhưng không thành thì NLĐ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Và cũng lưu ý thời hiệu yêu cầu HGVLĐ thực hiện hòa giải đối với tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm và thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm.
Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của mình, NLĐ khi làm việc cần phải biết một số quy định của Nhà nước để tự bảo vệ quyền lợi cho mình như: quy định về thời gian thử việc và mức lương thử việc; mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm giao kết HĐLĐ; các quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm vào ban đêm; các quy định về tham gia BHXH….để mà có thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình, phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu sai luật.
 
- Thưa bà, Điều 162 Bộ luật hình sự mới có quy định sẽ phạt tù đến 3 năm đối với trường hợp sa thải người lao động trái pháp luật. Vậy bà cho biết ý kiến của mình như thế nào về những quy định này ?
Trả lời: Theo nội dung được quy định Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, người sử dụng lao động sẽ phạt tù đến 3 năm nếu sa thải lao động trái pháp luật. Xuất phát từ nguyên tắc Pháp luật nước ta luôn bảo vệ người lao động trong quan hệ lao động, bởi nhận thức rằng người lao động là bên yếu thế hơn trong quan hệ này. Thì đây có thể xem là một trong những quy định cứng rắn, có tính chất răn đe nhằm hạn chế tình trạng NSDLĐ sa thải NLĐ trái pháp luật. Quy định này buộc Doanh nghiệp khi muốn sa thải NLĐ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của PLLĐ về trình tự, thủ tục khi tiến hành sa thải NLĐ. Hoặc là khi mối quan hệ lao động giữa hai bên không còn được suôn sẻ thì NSDLĐ phải thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng với NLĐ theo đúng quy định của PLLĐ nhằm hạn chế tối đa tình trạng sa thải NLĐ trái pháp luật của Doanh nghiệp.
 
- Thưa bà, trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ? Và khi chấm dứt HĐLĐ thì DN phải có trách nhiệm như thế nào đối với người lao động ?
Trả lờiHiện nay theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp như là:
1) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
2) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
3) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
4) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
Và Luật cũng quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; Và Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định khi NLĐ bị ốm đau, tai nạn và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
* Khi chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Nghĩa là NSDLĐ phải thanh toán tiền lương, hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
 
- Thưa bà: hiện nay có tình trạng người sử dụng lao động (doanh nghiệp) ép người lao động ký đơn xin chấm dứt hợp đồng lao đồng. Vậy bà suy nghĩ như thế nào về vấn đề này ?
Trả lờiNhư đã nói thì Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Và trong trường hợp các bên muốn chấm dứt HĐLĐ thì phải tuân thủ các quy định của Pháp luật lao động. Trong một vài trường hợp vì không muốn phải bồi thường cho NLĐ do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật mà nhiều DN đã dùng các chiêu trò nhằm ép NLĐ chán nản tự bỏ việc, trong đó có việc ép NLĐ ký đơn xin thôi việc. Điều này không chỉ gây tổn thương cho NLĐ mà còn làm xấu đi hình ảnh DN. Việc DN yêu cầu NLĐ tự viết đơn xin nghỉ việc, đây là vấn đề thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, do là thoả thuận nên NLĐ có thể đồng ý hoặc không đồng ý viết đơn xin thôi việc. Nếu NLĐ không tự nguyện viết đơn, thì NSDLĐ cũng không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Do vậy, trước hết là NLĐ phải chủ động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 
- Thưa bà, hiện nay có nhiều doanh nghiệp không thực hiện ký hợp đồng lao động với người lao động. (nhưng do trả lương cao nên người lao động vẫn chấp nhận làm việc và đa số là Doanh nghiệp vừa và nhỏ) Vậy bà ý kiến như thế nào về vấn đề này ?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật Lao động thì HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản. NLĐ giữ 01 bản và NSDLĐ giữ 01 bản. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết bằng lời nói.
Hiện nay thì đa số các Doanh nghiệp đều thực hiện tuân thủ việc giao kết HĐLĐ với NLĐ để đảm bảo các chế độ cho NLĐ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp NLĐ vì nhận thức pháp luật còn hạn chế và cần có công ăn việc làm để trang trải cuộc sống nên vẫn chấp nhận làm việc khi mà NSDLĐ không giao kết HĐLĐ với họ. Việc NSDLĐ không ký HĐLĐ gây ra rất nhiều thiệt hại cho NLĐ trước mắt và về sau. Do đó, Bộ Luật Lao động và các văn bản dưới luật xác định rõ thời hạn và trách nhiệm của các bên trong việc giao kết HĐLĐ bằng văn bản. Trong hầu hết các trường hợp, do NLĐ ở vị thế yếu hơn nên không dám yêu cầu khi không được ký hợp đồng vì lo ngại quan hệ lao động sẽ xấu đi, khó làm việc với nhau. Thì trong những trường hợp này, NLĐ phải hết sức khéo léo để bảo vệ quyền lợi của mình, một mặt kiến nghị NSDLĐ thực hiện giao kết HĐLĐ theo đúng quy định của PLLĐ, mặt khác tìm cách thu thập và giữ các giấy tờ chứng tỏ mối quan hệ trong công việc của mình tại doanh nghiệp như giấy trả lương, giấy phân công công việc, thẻ chấm công, thẻ nhân viên…cũng như là phản ánh với cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý Doanh nghiệp theo quy định.
 
- Thưa bà, liên quan đến hợp đồng lao động thì hiện nay xuất hiện một số doanh nghiệp không thực hiện các quyền lợi cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động như: chế độ thai sản, sổ BHXH, chế độ trợ cấp …..v.v. Vậy đối với những trường hợp này thì người lao động phải làm như thế nào ?
Trả lời:  Theo quy định của Bộ luật Lao động thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Nghĩa là NSDLĐ phải thanh toán tiền lương, hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Trong trường hợp DN không thực hiện đầy đủ các quyền lợi cho NLĐ thì NLĐ có thể lựa chọn việc khiếu nại hoặc thông qua thủ tục hòa giải tranh chấp lao động của HGVLĐ.
+ Trong trường hợp khiếu nại: thì NLĐ gửi đơn khiếu nại lần đầu đến NSDLĐ có quyết định, hành vi vi phạm bị khiếu nại. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại hoặc không được giải quyết khiếu nại khi đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, thì NLĐ có quyền khiếu nại lần 2 đến Chánh thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội nơi công ty bạn đặt trụ sở chính.
+ Trong trường hợp thông qua thủ tục hòa giải tranh chấp lao động của HGVLĐ thì NLĐ gửi đơn đến HGVLĐ cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở để HGVLĐ thực hiện hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành hoặc 1 trong 2 bên không thực hiện các thỏa thuận trong Biên bản hòa giải hoặc hết thời hạn giải quyết thì NLĐ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
 
- Bà có thể cho biết nhận xét của mình về ý thức chấp hành pháp luật lao động – Đặc biệt là việc thực hiện nội dung hợp đồng lao động hiện nay như thế nào ?
Trả lời: Trong thời gian qua, thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và NSDLĐ, đặc biệt là thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh Bình Dương về việc tiếp tục thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động giai đoạn 2017 – 2021 (Đề án 31). Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành có liên quan như: UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý KCN Việt Nam – Singapore; Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh….kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chính sách về pháp luật lao động. Trong đó, tập trung vào các quy định về: chính sách về lao động, Hợp đồng lao động, về Bảo hiểm xã hội, vấn đề giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, … Thông qua công tác tuyên truyền trong thời gian qua thì chúng tôi cũng nhận thấy là nhận thức chung của người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp đã được nâng lên. Các bên trong quan hệ lao động đã ý thức được quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình.
Đặc biệt là việc thực hiện các nội dung của hợp đồng lao động, trong đó người sử dụng lao động luôn quan tâm đến quyền lợi của người lao động, từ đó tạo sự
 
Ghi chú: Thời lượng tọa đàm: 15p/7 câu.
Ghi hình tại Đài PT-TH BD. Lúc 14g30 ngày thứ năm (24/05/2018)
Người gửi: Đỗ Anh Tuấn – Phòng CĐ, Đài PT-TH BD. ĐT: 0903.710.316
Lượt người xem:  Views:   8850
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video