Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Thông tin tuyên truyền
Thứ 6, Ngày 23/02/2024, 10:00
Kế hoạch Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2024
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/02/2024

​Kế hoạch 1918/KH-SLĐTBXH ngày 19/02/2024 Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2024​

KẾ HOẠCH

Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2024


Triển khai Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐCP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ; Quyết định số 130/QĐ-LĐTBXH ngày 31/01/2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024; Kế hoạch số 490/KH-UBND ngày 30/01/2024 của UBND tỉnh về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, qua đó đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật và kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh để góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.

- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế trong việc thi hành pháp luật, đề xuất giải pháp cụ thể, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

  2. Yêu cầu

- Xác định rõ nội dung cụ thể, trọng tâm về công tác theo dõi thi hành pháp luật và trách nhiệm của các phòng chuyên môn trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ;

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chuyên môn, tránh trùng lắp, chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan tham gia vào công tác theo dõi thi hành pháp luật;

- Đảm bảo các điều kiện về nhân lực và kinh phí thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Kế hoạch phải được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, xác định trách nhiệm cho từng cấp, ngành, đơn vị, địa phương một cách cụ thể, rõ ràng, công khai, đảm bảo nội dung theo dõi, đánh giá theo quy định tại Chương 2 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP, trong đó tập trung xem xét đánh giá theo các tiêu chí sau:

- Tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi của các quy định pháp luật, qua đó kịp thời đề xuất, kiến nghị xử lý những nội dung, quy định chồng chéo, thiếu đồng bộ, không khả thi hoặc những khoảng trống pháp luật.

- Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật.

- Tình hình tuân thủ, chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, người có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành pháp luật.

- Tác động tích cực, tác động tiêu cực của việc thi hành các quy định của pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật

- Xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi thi hành pháp luật của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2024, bao gồm các nội dung: Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản quy định về theo dõi thi hành pháp luật và các văn bản có liên quan đến ngành như: chính sách lao động - việc làm; giáo dục nghề nghiệp; chính sách người có công; công tác giảm nghèo; phòng, chống tệ nạn xã hội; công tác bảo trợ xã hội; bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới.

- Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp có thẩm quyền: tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản chi tiết, tính thống nhất đồng bộ, tính khả thi của văn bản.

- Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật: Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật, bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật. Việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm xác định lĩnh vực, nội dung, các hoạt động cụ thể, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kịp thời chấn chỉnh, đôn đốc, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật của Ngành trên địa bàn tỉnh, đảm bảo việc thực thi pháp luật kịp thời, chính xác góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước bằng pháp luật

- Tình hình tuân thủ pháp luật: triển khai các biện pháp bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong việc hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật, mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chú trọng thực hiện đầy đủ các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật thuộc tiêu chí chấm điểm chỉ số cải cách hành chính hằng năm như: thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin (qua các báo cáo công tác, thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp) thuộc phạm vi quản lý.

2. Các hoạt động thực hiện               

a) Thu thập thông tin về tình hình thi hành chính sách pháp luật lao động; xử lý vi phạm hành chính; khiếu nại, tố cáo người có công, xã hội và các văn bản có liên quan như:

- Thực hiện theo dõi thi hành Bộ luật lao động 2019.

 - Luật xử lý vi phạm hành chính các văn bản có liên quan.

- Tiếp nhận xử lý thông tin về khiếu nại, tố cáo liên quan đến lao động, người có công và xã hội.

- Thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lao động người có công và xã hội.

- Đơn vị thực hiện: Thanh tra Sở, phòng Chính sách lao động.

- Thời gian thực hiện: năm 2024.

b) Thu thập thông tin, điều tra khảo sát thi hành pháp luật về chính sách lao động, tiền lương, việc làm

- Theo dõi tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, nhằm kịp thời phát hiện những doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động để có biện pháp hỗ trợ việc thực hiện pháp luật lao động, việc làm.

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát để kịp thời nắm bắt tình hình thi hành pháp luật về thực hiện chính sách lao động, việc làm

- Đơn vị thực hiện: phòng Chính sách lao động.

- Thời gian thực hiện: năm 2024.

c) Theo dõi thực tế thi hành pháp luật về bảo trợ xã hội, chính sách người có công, phòng, chống tệ nạn xã hội, trẻ em- bình đẳng giới

- Triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng theo pháp luật quy định.

- Giải quyết, xử lý những trường hợp hưởng chế độ, chính sách chưa đúng với quy định của pháp luật.

- Thực hiện giám sát các chương trình giảm nghèo bảo trợ xã hội.

- Thực hiện chính sách về trẻ em, bình đẳng giới.

- Triển khai, theo dõi việc thực hiện pháp luật và các chương trình dự án, đề án về phòng, chống tệ nạn xã hội

- Đơn vị thực hiện: phòng Bảo trợ xã hội, Người có công, Trẻ em- bình đẳng giới, Phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Thời gian thực hiện: năm 2024

d) Phổ biến, quán triệt, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

3. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi thực hiện chính sách pháp luật lao động, người có công, xã hội (lĩnh vực trọng tâm, liên ngành)

- Rà soát để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: tổ chức rà soát, đánh giá sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành liên quan đến phạm vi theo dõi để đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản mới thay thế. Ban hành công văn hướng dẫn, đôn đốc tình hình thi hành pháp luật về lao động, việc làm.

- Tổ chức thu thập, xử lý thông tin tình hình thi hành pháp luật: Tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các thông tin thu thập theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ và khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

- Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật: Tổ chức hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát  hoặc các hình thức phù hợp khác để kịp thời nắm bắt tình hình thi hành pháp luật về thực hiện các bảo đảm an sinh xã hội, chính sách pháp luật lao động.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng Sở

- Xây dựng kế hoạch công tác theo dõi thi hành pháp luật năm.

- Chủ trì, phối hợp, theo dõi, đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện.

2. Các phòng chuyên môn

- Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, phụ trách, thực hiện công tác chuẩn bị về nội dung, cử nhân sự phục vụ cho hoạt động kiểm tra, điều tra khảo sát, đảm bảo đúng trọng tâm, trọng điểm, thiết thực phù hợp với hình thức và hiệu quả trong công tác theo dõi thi hành pháp luật.

- Báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 18/11/2024 về Văn phòng Sở tổng hợp gửi Sở Tư pháp tỉnh theo quy định.

Trên đây là nội dung Kế hoạch triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2024./.​

Tải KH tại đây: Tải về SO 1918-KH THEO DOI TINH HINH THI HANH PHAP LUAT NAM 2024_signed.pdf

Lượt người xem:  Views:   1
Chia sẻ:
Share:
Ảnh
Video