Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Tin Tức
Thứ 6, Ngày 25/06/2021, 15:00
Bình Dương: Khơi dậy được ý chí, tinh thần tự lực vươn lên trong mỗi hộ nghèo
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/06/2021
Bình Dương là một trong 6 địa phương của cả nước có chuẩn nghèo về thu nhập cao hơn chuẩn nghèo Quốc gia (gấp 1,7 lần). Tỉnh cũng đã sửa đổi bộ công cụ đo lường nghèo đa chiều theo hướng cụ thể hóa, sát hợp hơn, phản ánh được thực trạng, mức sống của cư dân, hộ gia đình theo đặc thù của địa phương. Công tác giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, tỉnh về việc bố trí, dành nguồn lực tương xứng.

Người nghèo tiếp cận tốt các chính sách xã hội

Theo ông Lê Minh Quốc Cường, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương, để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, các ngành, các cấp, tổ chức chính trị trên địa bàn tỉnh tập trung vào những vấn đề cơ bản. Đặc biệt là đổi mới nhận thức, cách làm vận dụng linh hoạt các chính sách trong công tác giảm nghèo. Đồng thời tập trung rà soát các mô hình sinh kế hiệu quả, triển khai nhân rộng chuyển giao cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tăng cường xã hội hóa trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo…

Quả báo cáo rà soát, khảo sát phúc tra từ các huyện, thị xã, thành phố, hiện toàn tỉnh còn 3.114 hộ nghèo, trên tổng số 326.729 hộ nhân dân của tỉnh, chiếm tỷ lệ 0,95%. và 3.031 hộ cận nghèo, trên tổng số 326.729 hộ nhân dân của tỉnh, chiếm tỷ lệ 1,05%. Toàn tỉnh giảm được 761 hộ nghèo và không có hộ tái nghèo.

tang-120-phan-qua-xuan-cho-tre-em-kho-khan-huyen-bau-bang-1624444031057609244829.jpg

Tặng 120 phần quà xuân cho trẻ em khó khăn huyện Bàu Bàng.

Năm 2020, tỉnh đã cấp 24.471 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người thoát nghèo và người cận nghèo, với tổng kinh phí là 9 tỷ 788 triệu đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã phối hợp cùng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo để có vốn làm ăn, tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo. Kết quả từ đầu năm đến nay đã giải quyết cho 3.091 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay, với tổng số tiền 140 tỷ 274 triệu đồng và đã giải quyết cho 698 hộ thoát nghèo vay vốn, với tổng kinh phí là 33 tỷ 561 triệu.


Xây dựng và sữa chữa 100 căn nhà đại đoàn kết với số tiền 7 tỷ 649 triệu đồng.  Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; Đến thời điểm báo cáo toàn tỉnh hỗ trợ tiền điện cho 3.806 hộ nghèo, với tổng kinh phí là 2 tỷ 283 triệu đồng.
Đồng thời, Ngân hàng chính sách Xã hội tỉnh phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH rà soát nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo  trên địa bàn tỉnh để giải quyết khó khăn do dịch Covid-19. Kết quả tổng hợp nhu cầu vay vốn từ 9 huyện, thị xã, thành phố cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo và cho vay giải quyết việc làm là 5.969 đối tượng, với tổng kinh phí là 317 tỷ 310 triệu đồng.

Miễn giảm học phí, và hỗ trợ chi phí học tập cho 2.730 lượt học sinh, với tổng kinh phí 1 tỷ 735 triệu đồng. Ngoài ra, các tổ chức, đoàn thể mạnh thường quân tặng 258 suất học bổng cho con hộ nghèo, hộ khó khăn học giỏi, số tiền là 290 triệu đồng

Tạo sinh kế lâu dài cho người nghèo "cho cần câu thay vì cho cá"

Nhằm nâng cao nhận thức cho các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thông qua việc nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề - tạo việc làm, nhân rộng các mô hình sinh kế hiệu quả, từng bước nâng cao thu nhập cho người nghèo, người cận nghèo góp phần hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương năm 2021 và những năm tiếp theo.

Phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với Hội Bảo trợ Người Khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo của tỉnh triển khai công tác tập huấn tuyên truyền chính sách giảm nghèo và hướng dẫn các mô hình học nghề, tạo việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương với trên 2.000 người tham dự.

 

Trao quà cho người khuyết tật và trẻ mồ côi.

Qua đó, tuyên truyền sâu rộng các chính sách giảm nghèo, các chương trình phối hợp hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đến trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng. Giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo hiểu rõ các chính sách giảm nghèo, giới thiệu, hướng dẫn để nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả và phù hợp với đặc thù từng địa phương và hoàn cảnh cụ thể, đặc điểm của từng hộ gia đình. Đồng thời nâng cao nhận thức, động viên, khuyến khích các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong việc chủ động phát triển kinh tế hộ gia đình, đa dạng sinh kế, cải thiện thu nhập, tích cực tham gia vào các lớp học nghề ngắn hạn, tìm kiếm việc làm, vươn lên thoát nghèo bền vững, chống tái nghèo.

Thông qua buổi tập huấn và tiếp xúc các hộ nghèo và hộ cận nghèo được trình bày những tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của mình xoay quanh các chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua. Đồng thời đặt những câu hỏi xoay quanh đến những vấn đề còn trăn trở, băn khoăn những việc thực hiện chính sách giảm nghèo và việc thụ hưởng các chính sách và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, nhà ở, giáo dục, nước sạch vệ sinh môi trường và tiếp cận công nghệ thông tin. Qua đó giúp người nghèo có thêm ý thức trách nhiệm trong công cuộc giảm nghèo của tỉnh nhà, chịu khó tìm kiếm việc làm, hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước, không còn tình trạng đơn thư khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến thực hiện các chính sách giảm nghèo của bà con.

 


Có thể nói, yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả, chất lượng của công tác giảm nghèo được các địa phương chú trọng là tạo sinh kế lâu dài cho người nghèo "cho cần câu thay vì cho cá".

Thời gian qua, điểm sáng tạo trong thực hiện các chính sách giảm nghèo của tỉnh là không đầu tư dàn trải, mà có trọng tâm, trọng điểm và dồn lực theo phương châm "làm đến đâu chắc đến đó", hỗ trợ đúng với nhu cầu, nguyện vọng của người nghèo. Từ đó khơi dậy được ý chí, khát vọng vươn lên của mỗi hộ nghèo. Theo kế hoạch, tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 là hơn 1.286 tỷ đồng, trong đó, hơn 122 tỷ từ nguồn xã hội hóa. Theo đó, các dự án, chính sách, chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở các địa phương như: Tín dụng ưu đãi, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, phát triển sản xuất, tập huấn khoa học kỹ thuật…

Có thể nói, yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả, chất lượng của công tác giảm nghèo được các địa phương chú trọng là tạo sinh kế lâu dài cho người nghèo "cho cần câu thay vì cho cá". Theo đó, nhiều mô hình được triển khai có hiệu quả tại các địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ cho hộ nghèo thông qua các mô hình kinh tế,  xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác, tư vấn giới thiệu việc làm, mở các lớp dạy nghề. Từ năm 2016 đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đã mở 114 lớp dạy nghề cho trên 2.200 học viên là lao động phổ thông, tổ chức 76 đợt tuyển sinh đào tạo nghề với sự tham gia của trên 35.000 học viên, giới thiệu việc làm cho trên 12.000 lao động, xây dựng 94 hợp tác xã, tổ hợp tác... 

Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, các ngành, các cấp, tổ chức chính trị trên địa bàn tỉnh cần đổi mới nhận thức, cách làm, vận dụng linh hoạt các chính sách trong công tác giảm nghèo. Đồng thời tập trung rà soát các mô hình sinh kế hiệu quả, triển khai nhân rộng chuyển giao cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tăng cường xã hội hóa trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo… "Đặc biệt, vấn đề mấu chốt là khơi dậy được ý chí, tinh thần tự lực vươn lên trong mỗi hộ nghèo", ông Lê Minh Quốc Cường nhấn mạnh.

Nguồn: https://baodansinh.vn​

Lượt người xem:  Views:   1132
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video