Tin Tức
Thứ 2, Ngày 04/10/2021, 11:00
Công văn số 4820/SLĐTBXH-CSLĐ ngày 19/8/2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội V/v thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ
Kính gửi: - Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố;
- Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã và thành phố.
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg);
Các văn bản quy định, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây viết là UBND tỉnh): Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng khác bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (sau đây viết là Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND); Thông báo số 219/TB-UBND ngày 17/8/2021 của UBND tỉnh về kết luận của đồng chí Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc giải quyết các vướng mắc liên quan đến thực hiện hỗ trợ cho người lao động; Công văn số 4023/TB-UBND ngày 17/8/2021 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ người lao động làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp nhưng không đảm bảo về đối tượng và các điều kiện để được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg,
Ngày 09/8/2021 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây viết là LĐTBXH) đã ban hành Công văn số 4692/SLĐTBXH-CSLĐ để hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg để người lao động gặp khó khăn do Covid-19 được thụ hưởng kịp thời các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh, tại những doanh nghiệp/đơn vị sử dụng lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) đăng ký tham gia phương án "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, hai điểm đến". Khi hoạt động các doanh nghiệp không sử dụng hết số lao động hiện có với những lý do: mặt bằng sản xuất; không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19; lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ, gia đình neo đơn… nên không đăng ký tham gia làm việc theo phương án "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, hai điểm đến", dẫn đến số lao động phải ngừng việc trong thời gian giãn cách xã hội được xem như một bộ phận người lao động phải dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19; hoặc người lao động đang làm việc theo phương án "3 tại chỗ" nhưng sau đó tại doanh nghiệp có người lao động bị nhiễm bệnh Covid-19 (F0) nên doanh nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người lao động bị ngừng việc phải được doanh nghiệp trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động. Trên cở sở đó, có thể xác định các trường hợp này đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo quy định. Do đó, doanh nghiệp hướng dẫn và/hoặc lập thủ tục đề nghị giải quyết chính sách hỗ trợ đối với người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ – thực hiện theo hướng dẫn của Công văn số 4692/SLĐTBXH-CSLĐ ngày 09/8/2021 của Sở LĐTBXH tỉnh.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 219/TB-UBND nêu trên và nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo đúng trình tự thủ tục, Sở LĐTBXH đề nghị các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh khẩn trương thực hiện các nội dung sau đây:
- UBND và Phòng LĐTBXH các huyện, thị xã và thành phố đẩy nhanh công tác tiếp nhận, tổng hợp, xem xét thẩm định và phê duyệt chi hỗ trợ (theo đúng hướng dẫn của Sở LĐTBXH) đối với từng trường hợp đủ điều kiện, không được yêu cầu thêm thủ tục, hồ sơ.
- Phòng LĐTBXH các huyện, thị xã và thành phố chủ động liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương để thống nhất các phương thức trao đổi, chuyển nhận thông tin (bằng văn bản giấy hoặc môi trường mạng Interrnet (hộp thư điện tử (email), các ứng dụng được tích hợp trên điện thoại thông minh: Facebook, Zalo, Viber, Skype…) giữa hai cơ quan để thẩm định hồ sơ tiếp nhận jh\ưcủa doanh nghiệp, đơn vị, bảo đảm thông tin được chuyển nhận một cách nhanh chóng, an toàn và kịp thời.
Lưu ý: Doanh nghiệp được phép nộp hồ sơ thành nhiều đợt khi tổng hợp xong danh sách của mỗi đợt. Chính sách hỗ trợ bổ sung có thể đề nghị sau khi hoàn tất hồ sơ. Đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc đối tượng hoặc không đảm bảo các điều kiện để được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ được quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, nếu đáp ứng các điều kiện hỗ trợ theo hướng dẫn tại Công văn số 4807/SLĐTBXH-CSLĐ ngày 19/8/2021 của Sở LĐTBXH (Mục I.2) thì đề nghị UBND và Phòng LĐTBXH các huyện, thị xã và thành phố tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định và trình hồ sơ về Sở LĐTBXH phê duyệt theo thẩm quyền.
Rất mong các Cơ quan, Địa phương và Đơn vị quan tâm chỉ đạo khẩn trương thực hiện và trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị quý Cơ quan, Địa phương và Đơn vị phản hồi về Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương (Phòng Chính sách Lao động) theo số điện thoại: 0274.3825378 để trao đổi, hướng dẫn; trường hợp vượt thẩm quyền, Sở LĐTBXH sẽ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ LĐTBXH chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.
Trân trọng./.
Toàn văn Công văn: Tải về 15. 4820-CSLD.signed.pdf
Lượt người xem: Views:
2253
Bài viết:
Công văn số 4820/SLĐTBXH-CSLĐ ngày 19/8/2021 V/v thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ
Tin thông báo
|