Tham gia buổi họp, có đại diện các sở, ngành tham dự gồm: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư và sự góp mặt của Ban Giám hiệu của 03 trường cao đẳng và 04 trường trung cấp công lập của tỉnh.
Hình 1 - Quang cảnh buổi làm việc với các trường cao đẳng, trung cấp công lập
Tại buổi làm việc, các đại biểu là lãnh đạo các trường đã báo cáo tình hình hoạt động của từng trường và trình bày những khó khăn, vướng mắc mong muốn lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành chỉ đạo tháo gỡ, hỗ trợ giải quyết. Các khó khăn, vướng mắc của các trường xoay quanh 6 vấn đề chung như: Đầu tư cơ sở vật chất, các chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh, đầu tư trang thiết bị đào tạo, dạy văn hóa trong trường nghề, xây dựng mô hình đào tạo, xã hội hóa trong GDNN. Một số vấn đề vướng mắc của các trường đã được lãnh đạo các Sở: Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp giải đáp.
Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao hoạt động của các trường trong thời gian qua. Hiện nay, lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp vì đào tạo nguồn nhân lực được xác định là một trong 04 nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. UBND tỉnh và các sở, ngành ghi nhận các khó khăn, vướng mắc hiện nay của các trường, tuy nhiên cần xem xét những việc nào thiết thực cần phải làm ngay, đối với việc đầu tư cơ sở vật chất là cần thiết, tuy nhiên các Trường cần phải xây dựng đề án gắn với sự phát triển của trường, để các sở, ngành xem xét phê duyệt và bố trí nguồn vốn phù hợp. Sau buổi họp, các trường cần có báo cáo chi tiết về các kiến nghị gửi các sở, ngành liên quan phối hợp thực hiện, những vấn đề không giải quyết được trình UNBD tỉnh chỉ đạo, thực hiện.
Trên tinh thần vì sự phát triển chung của giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng chí cũng đề nghị trong thời gian tới các sở, ngành cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các trường về đầu tư cơ sở vật chất, các chế độ chính sách cho nhà giáo và học sinh sinh viên, nghiên cứu mô hình phù hợp cho các trường có đào tạo các ngành nghề đặc thù,… thực hiện đặt hàng đào tạo một số ngành nghề mà tỉnh đang có nhu cầu cấp thiết, đặc biệt là nhân lực ngành y tế.
Hiện nay, toàn tỉnh có 108 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 07 trường cao đẳng, 01 Phân hiệu cao đẳng Đường sắt Phía Nam, 10 trường trung cấp, 19 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 71 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh tuyển sinh khoản hơn 35.000 học viên. Năm 2021, tuy bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài nhưng toàn tỉnh đã tuyển sinh được 34.873 người đạt tỉ lệ 87,2% kế hoạch năm (trong đó, cao đẳng là 1.639 sinh viên, trung cấp là 4.234 học sinh, còn lại là sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng). |
Một số hình ảnh trong buổi làm việc:
Hình 2 – Ông Nguyễn Thành Phước – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương phát biểu tại cuộc họp
Hình 3 – Ông Trần Hùng Phong – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore phát biểu tại cuộc họp
Hình 4 - Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với các trường
PHÒNG DẠY NGHỀ