Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Tin Tức
Thứ 3, Ngày 02/01/2024, 10:00
Đào tạo kép: Mô hình hợp tác hiệu quả giữa Nhà trường và Doanh nghiệp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/01/2024
Trong giai đoạn hiện nay, một trong những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đó là nâng cao hiệu quả cơ chế gắn kết chặt chẽ ba “nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghệp (GDNN). Trong đó, liên kết, hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan và xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Việc “bắt tay” giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp vừa mang tính tất yếu và có tính khả thi cao trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực.

           Tại Hội thảo Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 04/12/2023. Ông Thân Tiến Toàn - Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Camso Việt Nam đã chia sẻ về Chương trình học bổng "Ươm mầm thế hệ trẻ" cho 20 sinh viên của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore.

2. sologan.jpg

        Theo đó, năm 2021 Công ty Camso Việt Nam và Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore đã ký kết hợp tác đào tạo với chủ đề "Thỏa mãn ước mơ người học, đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp". Cụ thể, Công ty phối hợp với nhà trường xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ 100% học phí cho người học, sinh viên học lý thuyết tại trường và học thực hành thực tập tại Công ty. Chương trình đã tài trợ cho 20 sinh viên tham gia học tập nghề Bảo trì thiết bị cơ điện.

Ông Thân Tiến Toàn cho biết: "Phát triển con người và cộng đồng địa phương luôn nằm trong chiến lược nhân sự của Công ty. Từ những năm đầu mới đi vào hoạt động (2014 – 2015), Công ty đã có các hoạt động trao đổi, hợp tác với Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore như: Trao học bổng khuyến khích học tập; Tổ chức nhận sinh viên thực tập, kiến tập, tham quan doanh nghiệp; Liên kết tuyển dụng sinh viên… Hiện tại, có đến 18,7% nhân viên Công ty là cựu sinh viên của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, làm việc tại các vị trí việc làm từ cấp nhân viên vận hành, cho đến Tổ trưởng, Giám sát ca sản xuất…". Ông Toàn cũng cho biết, trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục cam kết và sẵn sàng hợp tác với các trường dạy nghề tại địa bàn tỉnh Bình Dương.

1. Than Tien Toan.jpg 

Ông Thân Tiến Toàn - Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Camso Việt Nam chia sẻ về Chương trình "Ươm mầm thế hệ trẻ"

          Hiệu quả từ mô hình hợp tác "Ươm mầm thế hệ trẻ"

         Qua tìm hiểu, chương trình hợp tác trao học bổng "Ươm mầm thế hệ trẻ" đã được Công ty Camso Việt Nam hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo cho người học, ngoài ra sinh viên còn được nhận phụ cấp và phúc lợi trong quá trình học thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế thành 03 giai đ​oạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Tổ chức đào tạo các môn học chung, môn học cơ sở của nghề Bảo trị thiết bị cơ điện tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore.
  • Giai đoạn 2: Tập trung học thực hành, thực tập các môn học thuộc chuyên môn nghề Bảo trì thiết bị cơ điện tại Doanh nghiệp. Giảng viên là các chuyên gia, kỹ sư tại doanh nghiệp với sự tư vấn và giám sát của Nhà trường.
  • Giai đoạn 3: Sau khi tốt nghiệp Công ty và sinh viên ký cam kết làm việc và các cơ hội thăng tiến.

3. chuong trinh.jpg 

​03 giai đoạn của Chương trình "Ươm mầm thế hệ trẻ"

        Kết quả chương trình đạt được sự ghi nhận và đánh giá cao của Ban giám đốc Công ty Camso Việt Nam với 19/20 sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng và trở thành nhân viên chính thức tham gia vận hành sản xuất từ tháng 08 năm 2023. Trong đó, có 03 sinh viên tiếp tục được đào tạo và thăng chức lên vị trí Kỹ thuật viên Sản xuất & Bảo trì Điện, 05 sinh viên tiếp tục được đào tạo và thăng chức lên vị trí Kỹ thuật viên Sản xuất & Bảo trì Cơ khí, chỉ có 01 sinh viên dừng chương trình vì lý do sức khỏe.

4. ti le.jpg


Hiệu quả từ mô hình hợp tác "Ươm mầm thế hệ trẻ"

          Đánh giá về chương trình trên, Thầy Trần Hùng Phong – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore cho biết: "Đây là một chương trình hợp tác mà tất cả các bên đều thắng. Trong đó, Nhà trường đã đồng hành, gắn kết cùng với doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo đáp ứng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; Người học được hỗ trợ học phí, được tiếp cận thực tế với sản xuất tại doanh nghiệp và được tiếp nhận làm việc ngay sau khi tốt nghiệp; Doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự có chuyên môn tốt, ổn định, đáp ứng yêu cầu sản xuất, thực hiện trách nhiệm xã hội, đóng góp cho cộng đồng, cùng tạo giá trị chung".

         Đào tạo kép "Chìa khóa vàng" cung cấp nhân lực chất lượng cao

        Theo ông Võ Đông Duy – Trưởng phòng GDNN, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, mô hình hợp tác trao học bổng "Ươm mầm thế hệ trẻ" trên chính là mô hình "đào tạo kép" liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường. Trong mô hình này, sinh viên học lý thuyết tại trường nghề khoảng 40% và còn lại 60% thời gian sẽ được học thực hành, thực tập tại doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nghề mà sinh viên theo học. Chính vì chương trình đào tạo được tổ chức ở 02 nơi nên mô hình đào tạo này được gọi là đào tạo kép. "Ở CHLB Đức, mô hình này đã có từ lâu đời và rất phát triển, được cả thế giới đánh giá cao. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mô hình đào tạo kép là "chìa khóa vàng" cung cấp nhân lực chất lượng cao ở Đức. Còn ở Việt Nam trước đây, hình thức đào tạo kép còn khá xa lạ, nhưng hiện nay, mô hình này đã được áp dụng tại nhiều cơ sở GDNN ở nước ta và được xem hướng đi hiệu quả, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời gian tới", ông Duy cho biết thêm.

5. Truong phong.jpg 

Theo ông Võ Đông Duy – Trưởng phòng GDNN, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trao đổi về mô hình đào tạo kép

        Thực tế hiện nay, mô hình đào tạo kép là một hướng tiếp cận mới, đang rất được các cơ sở GDNN trên cả nước quan tâm vì nó đảm bảo được các mục tiêu sau:

  • Một là, nâng cao chất lượng đào tạo nghề (đào tạo gắn với thực tế, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, sớm phát triển kinh nghiệm nghề nghiệp).
  • Hai là, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề (đào tạo định hướng nhu cầu doanh nghiệp, hướng tới đào tạo theo địa chỉ sử dụng).
  • Ba là, tiết kiệm đầu tư kỹ thuật cho trường dạy nghề (chỉ trang bị cho đào tạo cơ bản và cho các công việc chuyên nghề bắt buộc. Các công việc do doanh nghiệp tự chọn thì được dạy tại doanh nghiệp và bằng thiết bị của doanh nghiệp).
  • Bốn là, mang lại lợi ích cho tất cả các bên (Người học: Chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm; Nhà trường: Uy tín, thu nhập; Doanh nghiệp: Nhu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài; Xã hội: Giảm bớt chi phí xã hội, nâng cao hiệu quả chung trong đào tạo nghề).

        Có thể thấy, việc áp dụng tốt mô hình đào tạo kép góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo "đầu ra" cho sinh viên, giúp cơ sở GDNN nâng cao uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo như một hình thức đầu tư phát triển, có cơ hội lựa chọn nhận sự có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo lại. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, đóng góp cho cộng đồng, quảng bá hình ảnh của mình với xã hội...

        Như vậy, việc "bắt tay" giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong hợp tác đào tạo không những mang tính tất yếu và có tính khả thi cao mà nó còn có quan hệ biện chứng trong việc đáp ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế, việc đổi mới tư duy về GDNN phải là đầu tư phát triển mô hình kết hợp đào tạo và hướng nghiệp giữa nhà trường và doanh nghiệp, là xu hướng đào tạo nghề hiệu quả, thiết thực, kịp thời cung cấp nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chính vì vậy, trong Phiên trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội ngày 07/11, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định một trong 5 giải pháp căn bản để phát triển GDNN đến năm 2030 đó là "Kết nối doanh nghiệp đào tạo kép, mỗi doanh nghiệp phấn đấu để trở thành một trường nghề. Đây là kinh nghiệm của các nước phát triển, đặc biệt là các nước có trình độ cao như Đức, Úc hay một số quốc gia coi doanh nghiệp là trường nghề. Đây là một yếu tố bắt buộc!"./.

​TRAINGUYEN - PHÒNG GDNN

Lượt người xem:  Views:   262
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video