Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Tin Tức
Thứ 2, Ngày 08/07/2019, 11:00
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG BÌNH DƯƠNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/07/2019
Thông tin được khảo sát trên 2.137 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng và 31.898 người tìm việc tại Trung tâm DVVL Bình Dương (tính đến ngày 26/06/2019).

Thông tin được khảo sát trên 2.137 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng và 31.898 người tìm việc tại Trung tâm DVVL Bình Dương (tính đến ngày 26/06/2019).

I.                  Đánh giá chung thị trường lao động quý II năm 2019

1.     Bảng thông tin cung cầu quý II năm 2019

tt1.png

 Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, tổng số nhu cầu tuyển dụng trên địa bản tỉnh trong 06 tháng đầu năm 2019 là 93.383 lao động tăng 14,48% so với 06 tháng đầu năm 2018. Trong khi đó, lượng người tìm việc trong 06 tháng đầu năm 2019 là 31.898 lao động, giảm 20.98% so với 06 tháng đầu năm 2018.

Theo biểu đồ Cung – Cầu 06 tháng đầu năm 2019, tình hình chung của thị trường lao động tỉnh có sự biến động qua từng tháng, doanh nghiệp thường xuyên ở trong tình trạng thiếu hụt lao động và phải liên tục tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp luôn phải đối mặt với tình trạng mất ổn định về lao động.

tt2.png

Biểu 2: nhu cầu tuyển dụng 6 tháng đầu năm 2018 – 2019

 

Nhu cầu tuyển dụng 06 tháng năm 2019 tăng so với 06 tháng đầu năm 2018, do nhiều doanh nghiệp đổ về Bình Dương đầu tư và mở rộng sản xuất nên cần lực lượng lớn lao động. Tại các KCN tỉnh Bình Dương, các thông báo tuyển dụng có ở khắp nơi với số lượng tuyển dụng lớn, chủ yêu tập trung phần nhiều ở các ngành da giày, may mặc, gỗ nội thất, cơ khí, vận hành máy, sản xuất thực phẩm, nhân viên kinh doanh...

​​ 

2.     Thông tin chi tiết về thị trường lao động

Bảng thông tin nhu cầu tuyển dụng ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​
  Tháng 01 Tháng 02

Tháng

03

Tháng

04

Tháng 05 Tháng 06 06 tháng đầu năm
Số lượng tuyển mới10674173532855515590202142147593383
Trong đó LĐ nữ9031819442622993020400612566
% LĐ nữ8.4610.4815.5014.7514.9418.6513.46
Phân chia theo trình độ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​
 LĐPTTrung cấpCao đẳngĐại họcSau đại học
Số lượng82933699624699832
%88.817.492.641.050.002
Phân chia theo mức lương (đơn vị triệu đồng) ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​
 Dưới 33 đến 6Trên 6Thỏa thuận
Số lượng064042847558504
%06.8630.4962.65
Phân chia theo kinh nghiệm (năm) ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​
 Không yêu cầu1 đến 33 đến 5Trên 5
Số lượng784131442350245
%83.9715.440.540.05​​

 

Phân chia theo ngành nghề​ ​ ​ ​
STTTên ngành nghềSố lượng%
1Báo chí và thông tin60.01
2Chế tạo, chế biến32273.46
3Công nghệ thông tin240.03
4Da giầy, may mặc1404915.04
5Điện, điện tử16861.81
6Hóa chất, sinh học100.01
7Kế toán,kiểm toán6810.73
8Khách sạn, du lịch và dịch vụ190.02
9Kinh doanh và quản lý5200.56
10Kinh tế60.01
11Kỹ thuật, cơ khí9511.02
12Lao động phổ thông7089975.92
13Ngôn ngữ, phiên dịch4330.46
14Nông, Lâm và Thủy Sản50.01
15Quản trị, văn phòng700.07
16Sư phạm, giáo dục790.08
17Tài chính, chứng khoán, BĐS5490.59
18Thực phẩm, đồ uống120.01
19Vận tải520.06
20Xây dựng và kiến trúc550.06
21Y tế, sức khỏe500.05

         

Bảng ​thông tin nhu cầu tìm việc làm ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​
 Tháng 01Tháng 02Tháng 03

Tháng

04

Tháng

05

Tháng

06

06 tháng đầu năm
Nhu cầu tìm việc3,5561,9082,8306,8698,81510,07031,898
Trong đó LĐ nữ1,5488651,3983,5704,5265,28916,637
% LĐ nữ43.5345.3649.4151.9751.3452.5252.16
Phân chia theo trình độ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​
 LĐPTTrung cấpCao đẳngĐại họcSau đại học
Số lượng27,1601,2121,1772,31138
%85.153.803.697.240.12
Phân chia theo mức lương (đơn vị triệu đồng) ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​
 Dưới 33 đến 6Trên 6Thỏa thuận
Số lượng13324,1095,3412,313
%0.4275.5916.747.25
Phân chia theo độ tuổi ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​
 Dưới 3535 đến 45Trên 45
Số lượng20,7047,9643,187
%65.0424.979.99
​Phân chia theo ngành nghề ​ ​ ​
STTTên ngành nghềSố lượng%
1Y tế, sức khỏe450.14
2Xây dựng và kiến trúc1620.51
3Vận tải1240.39
4Văn hóa, xã hội8232.58
5Tài chính, chứng khoán, BĐS4451.40
6Sư phạm, giáo dục890.28
7Quản trị, văn phòng80.03
8Ngôn ngữ, phiên dịch60.02
9Luật210.07
10Lao động phổ thông 2552680.02
11Kỹ thuật, cơ khí4391.38
12Kinh tế40.01
13Kinh doanh và quản lý130.04
14Khách sạn, du lịch và dịch vụ8562.68
15Hóa chất, sinh học260.08
16Điện, điện tử720.23
17Công nghệ thông tin390.12
18Thiết kế thời trang230.07
19Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Bảo vệ thực vật-Khai khoáng1770.55
20Khác31779.40



       Theo bảng thông tin nhu cầu tuyển dụng thì phần lớn việc làm tập trung vào các ngành nghề chỉ yêu cầu lao động phổ thông có trình độ thấp nhưng cung lao động không đáp ứng đủ, trong khi lao động có trình độ cao lại dư thừa, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, mất cân đối cung – cầu lao động.

          Nhu cầu tuyển dụng lao động theo giới tính cũng có sự khác biệt, 14,47% nhu cầu tuyển dụng lao động nữ. Trong khi phần lớn yêu cầu tuyển dụng tuyển cả nam lẫn nữ (85,5%).

tt3.png 

          Theo biểu đồ nhu cầu tuyển dụng theo nhóm ngành, có thể thấy chủ yếu các vị trí không yêu cầu lao động có trình độ cao tập trung vào các nhóm ngành Da giầy, may mặc; chế tạo, chế biến ... Trong đó, những ngày như điện, điện tử; Kỹ thuật, cơ khí và một số ngành nghề khác cũng mở rộng cho những lao động Sơ cấp và Trung cấp nghề.

          Đặc biệt trong lĩnh vực da giày, may mặc nhu cầu tuyển dụng trong 06 tháng đầu năm 2019 chiếm đến 15,04% tổng nhu cầu. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này ngoài việc doanh nghiệp mở rộng sản xuất và khan hiếm nhân lực thì do người lao động liên tục bỏ việc, muốn nhảy việc, tìm một công việc mới với mức lương phù hợp hơn. Đứng trước thách thức này các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong tuyển dụng và giữ chân nhân lực. Mặc dù theo khảo sát các doanh nghiệp đã có các chính sách quan tâm đến đời sống người lao động, điều chỉnh mức tiền lương nhưng vẫn chưa hoàn toàn ổn định được lao động tìm việc, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Một số doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh hạn chế đã buộc phải thu hẹp sản xuất, dẫn đến tình trạng công nhân thiếu việc làm.

          Nhu cầu tuyển dụng theo kinh nghiệm và mức lương

          Về kinh nghiệm: nhu cầu tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm làm việc chiếm đa số (83,97%) chủ yếu tập trung là nhóm sinh viên mới ra trường; yêu cầu kinh nghiệm từ 1 năm đến 3 năm chiếm 15,44%; yêu cầu kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm chiếm 0,54%; yêu cầu kinh nghiệm trên 5 năm chiếm 0,05% tập trung chủ yếu ở các cấp quản lý, trưởng - phó phòng, kế toán trưởng...

tt4.png 

          Về mức lương: tỷ lệ mức lương thỏa thuận giữa người lao động và nhà tuyển dụng chiếm đa số với 62,65%; mức lương trên 6 triệu chiếm 30,49% chủ yếu tập trung nhóm ngành thiết kế, kỹ thuật, nhân viên kinh doanh – bán hàng, các cấp Quản lý điều hành, Công nghệ thông tin; mức lương từ 3 – 6 triệu chiếm 6,86%.

Tỷ lệ mức lương tăng cao so với quý I năm 2019. Cụ thể, mức lương trên 6 triệu tăng từ 18,36% lên 30,49%; mức lương từ 3 – 6 triệu tăng từ 3,81% lên 6,86%; điều này có thể cho thấy các doanh nghiệp đang quan tâm đến việc điều chỉnh mức lương, người lao động có mức lương cao và ổn định hơn.

tt5.png

Trình độ

LĐPT &

Sơ cấp

(người)

Trung cấp

(người)

Cao đẳng

(người)

Đại học

(người)

Sau đại học

(người)

Nhu cầu tuyển dụng82933699624699832
Nhu cầu tìm việc27,1601,2121,1772,31138

Cung - Cầu

-55,773-5,784-1,292+1,328+36

Bảng thông tin chênh lệch nguồn Cung – Cầu thị trường lao động theo trình độ.

          Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy thực trạng cung – cầu lao động hiện nay tại tỉnh Bình Dương là thừa lao động trình độ đại học, sau đại học; trong khi đó lao động trình độ trung cấp, sơ cấp nghề và lao động phổ thông lại thiếu nghiêm trọng không thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

     Biểu đồ 6: chênh lệch cung – cầu lao động theo trình độ

tt6.png 

          Cụ thể theo bảng thông tin, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông & sơ cấp nghề chiếm 88,81% tập trung ở các nhóm ngành may mặc – da giày, dệt – nhuộm, gỗ, nội thất...; Nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ trung cấp chiếm 7,49% và Cao đẳng chiếm 2,64% tập trung ở các nhóm ngành điện tử, sư phạm,...; trình độ đại học chiếm 1,05%.

          Nhu cầu tìm việc có trình độ LĐPT & sơ cấp nghề chiếm 85,15%, trình độ Trung cấp chiếm 3,8%, Cao đẳng chiếm 3,69%, trình độ đại học chiếm 7,24%; sau đại học chiếm 0.12%.

Thực trạng thị trường lao động hiện nay là sự mất cân đối giữa cung lao động và nhu cầu chất lượng nguồn lao động. Nguồn cung lao động có trình độ đại học và sau đại học có số lượng dư thừa cao nhất, trong khi đó nhu cầu tuyển dụng nhóm lao động này là thấp nhất (chỉ chiếm 1,05% trên tổng số nhu cầu tuyển dụng)

          Trong khi đó nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ sơ cấp và lao động phổ thông chiếm 88,81% trên tổng số nhu cầu tuyển dụng trên địa bàn tỉnh. Số lượng cung lao động để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng còn thiếu 55.773 vị trí.

          Bài toán cung – cầu lao động này không chỉ làm người lao động hoang mang mà còn làm đau đầu các nhà tuyển dụng. Cụ thể, trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ phổ thông, lao động trung cấp, sơ cấp nghề cao nhưng thị trường lao động lại không đáp ứng được điều này. Ngược lại, nguồn cung lao động có trình độ đại học và sau đại học với bằng cấp cao nhưng không thể tìm được việc phù hợp với năng lực của bản thân.

tt7.png 

II.               Dự báo thị trường lao động trong quí III năm 2019

Dự kiến nhu cầu tuyển dụng Quý III năm 2019 như sau:

1.     Nguồn cầu

Trong Quý III dự kiến sẽ có khoảng 42.000 việc làm trống ở trình độ lao động phổ thông và cần khoản 14.000 lao động có chuyên môn, nhiều công ty mở rộng sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng cao.

  SỐ LƯỢNG LĐPT CHUYÊN MÔN
NAM NỮ KỸ THUẬT VĂN PHÒNG
SỐ DN THAM GIA 1100 13.020 28.980 10.250 3.750
TỔNG56.000 42.000 14.000

 

Dự báo nhu cầu nhân lực quý III năm 2019, sẽ có khoảng 42.000 chỗ làm việc trống. Về cơ cấu chuyên môn sẽ cần khoảng 14.000 việc làm. Ngoài ra, xu hướng việc làm thời vụ, việc làm bán thời gian của các xí nghiệp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ tăng mạnh để thu hút lao động, đảm bảo sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Trong quý III năm 2019, việc làm sẽ tiếp tục được tạo ra, việc làm sẽ tiếp tục tăng lên, các doanh nghiệp tiếp tục có sự gia tăng kế hoạch tuyển dụng sắp tới, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Các nhà tuyển dụng sẽ tập trung nhiều hơn vào sự linh hoạt của các ứng viên để phù hợp với yêu cầu công việc. Sắp tới, thị trường lao động sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần sử dụng lao động giản đơn sang sử dụng nhóm lao động có kỹ năng và trình độ cao, chất lượng lao động được nâng cao.

 Trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Như vậy, những nhóm ngành này sắp tới sẽ cần nhiều lao động để đáp ứng được nhu cầu công việc.

Ngoài ra, những lĩnh vực cần nhiều lao động như may mặc; Giày da, điện tử... cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là sự hợp nhất giữa các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, sinh học để giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, sản xuất. Sự ảnh hưởng của cách mạng 4.0 sẽ làm cho thị trường lao động có sự thay đổi về cơ cấu lao động, nguồn lực, trình độ. Điều này cũng sẽ làm thay đổi bản chất của những việc làm hiện nay, sẽ làm một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới. Vì vậy, cách mạng 4.0 không lấy đi công việc của chúng ta mà đòi hỏi chúng ta phải có bộ kỹ năng mới và cách thức làm việc mới phù hợp với các kỹ năng công việc yêu cầu. Do vậy, người lao động cần phải có sự thích ứng cao, tự học hỏi để đáp ứng những công việc mới và tránh bị đào thải.

Ngoài ra, theo đánh giá chung của các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng thì những thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam phần chung là về: kỹ năng, ngoại ngữ, khả năng và tư duy phản biện, sáng tạo, làm việc độc lập, kỷ luật và tác phong công nghiệp. Thời kỳ hội nhập mở ra nhiều cơ hội và cũng đi kèm với nhiều thách thức và yêu cầu cao hơn đối với cung lao động. Theo đó, người lao động, đặc biệt là các bạn sinh viên trẻ, ngoài các kiến thức chuyên môn cần trang bị nhiều kỹ năng cho bản thân như: kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ - vi tính văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm hiểu và xử lý thông tin... để đáp ứng tốt với yêu cầu của công việc.

2.     Nguồn cung

Trong thời điểm này, người lao động đăng ký tìm việc có xu hướng sẽ giảm xuống, chủ yếu do công việc cũng đã vào giai đoạn giữa năm nên người lao động đang ổn định công việc, đa số nhu cầu muốn làm công việc hiện tại: tài xế và lao động phổ thông ở các doanh nghiệp sản xuất lớn, mà không muốn đi làm xa khu vực thường trú, chính vì vậy lượng lao động hiện tại vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu tuyển dụng của Doanh nghiệp trên toàn tỉnh.

Cũng theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương thì hiện nay số lượng lao động nghỉ việc nhiều tập trung chủ yếu ở các ngành điện tử, gỗ... theo dự đoán sắp tới, lượng lao động có nhu cầu tìm việc ở các ngành này sẽ tăng lên.

Thị trường lao động Quý II/2019 và Quý III/2019 cũng là thời điểm sinh viên tốt nghiệp, đây là nhóm trẻ sinh viên có trình độ chuyên môn, tuy nhiên do vừa mới ra trường nên cần mất một thời gian để thích nghi, tìm việc phù hợp với bản thân cũng như xu hướng tuyển dụng hiện nay của thị trường lao động./.

Trung tâm DVVL Bình Dương​

Lượt người xem:  Views:   8505
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video