Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
 
Hướng dẫn thủ tục
 
1. Mẫu giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài 2. Mẫu giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài 3. Mẫu cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài 4. Mẫu gia ...
 
Kính gửi: - Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương; - Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore; - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; - Các doanh ...
 
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH KHOẢN 3 ĐIỀU 54 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, VIỆC KÝ QUỸ VÀ DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
 
QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 3 ĐIỀU 63 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
 
Căn cứ Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Sở Lao động - ...
 
Thông tư số 53/2016/TT-BCA Quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam Tải văn bản tại đây: ...
 
Luật số: 47/2014/QH13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú  của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, trình tự, ...
 
Thông tư 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam Tải Thông tư và biểu mẫu tại ...
 
Kính gửi:       - Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương;   - Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - ...
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
Hướng dẫn điền các biểu mẫu cấp phép cho lao động nước ngoàiHD Việc làm - ATLĐHướng dẫn điền các biểu mẫu cấp phép cho lao động nước ngoài/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1. Mẫu giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
2. Mẫu giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
3. Mẫu cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
4. Mẫu gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
5. Mẫu cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

26/03/2024 3:00 CHYesĐã ban hành
Công văn 5736/SLĐTBXH-CSLĐ V/v hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020HD Tiền lương - BHXHTinCông văn 5736/SLĐTBXH-CSLĐ V/v hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
                  Kính gửi:
  - Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương;
  - Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore;
  - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
  - Các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
.............
02/12/2019 3:00 CHNoĐã ban hành

​Công văn 5736/SLĐTBXH-CSLĐ V/v hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020​

                  Kính gửi:     

  - Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương;

  - Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore;

  - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;

  - Các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

 

Thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan và tổ chức (gọi chung là doanh nghiệp) hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương, có thuê mướn lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:

I. Mức lương tối thiểu vùng:

Từ ngày 01/01/2020, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương áp dụng mức lương tối thiểu vùng (vùng I) mức 4.420.000 đồng/tháng.

II. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng:

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Mục I nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

- Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

- Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

- Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

- Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề. 

2. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Mục I nêu trên, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định cửa pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

III. Triển khai thực hiện:

1. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai và thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 theo đúng quy định; rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phù hợp với mức lương tối thiểu vùng và sớm công bố công khai kết quả cho người lao động biết. Quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần trao đổi, thỏa thuận với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động điều chỉnh cụ thể các mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Thang lương, bảng lương sau khi điều chỉnh phải gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng và các quy chế khác của doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp có nội dung chưa phù hợp quy định pháp luật lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định.

c) Doanh nghiệp báo cáo bằng văn bản việc thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP theo nội dung sau:                            

 

 

Mức tiền lương

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Ghi chú
Thấp nhấtCao nhấtBình quân
Mức lương từ 01/01/2020    

2. Đối với Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quyền quản lý thực hiện đúng các quy định về việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Tiếp nhận thang lương, bảng lương, định mức lao động do doanh nghiệp gửi để rà soát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định hiện hành thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật lao động.

b) Tăng cường theo dõi, giám sát các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu vùng, bảo đảm các doanh nghiệp thực hiện việc trả lương và các chế độ khác đối với người lao động đúng theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ.

c) Tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ và kết quả thực hiện mức lương tối thiểu vùng của các doanh nghiệp theo địa bàn quản lý.

* Lưu ý: Các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tổng hợp báo cáo bằng văn bản và gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 15/01/2020 (đồng thời gửi qua địa chỉ Email: ngocthanhsld@gmail.com).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc liên hệ với Phòng Chính sách Lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), điện thoại: 0274.3825378 để được hướng dẫn thêm./.

Tải Công văn tại đây: 5736-CSLD.signed.pdf

NGHỊ ĐỊNH Số 29/2019/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH KHOẢN 3 ĐIỀU 54 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, VIỆC KÝ QUỸ VÀ DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNGHD Tiền lương - BHXHNGHỊ ĐỊNH Số 29/2019/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH KHOẢN 3 ĐIỀU 54 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, VIỆC KÝ QUỸ VÀ DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH KHOẢN 3 ĐIỀU 54 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, VIỆC KÝ QUỸ VÀ DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
03/06/2019 11:00 SANoĐã ban hành

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 29/2019/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2019

 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH KHOẢN 3 ĐIỀU 54 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, VIỆC KÝ QUỸ VÀ DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 08 tháng 12 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động,

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (sau đây gọi là giấy phép); việc ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động; danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

2. Bên thuê lại lao động.

3. Người lao động thuê lại.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng và ký hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho người sử dụng lao động khác thuê lại (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê).

2. Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng người lao động trong một thời gian xác định nhưng không trực tiếp tuyển dụng mà thuê lại người lao động của doanh nghiệp cho thuê.

3. Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê tuyển dụng và ký hợp đồng lao động, sau đó làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.

Điều 4. Mục đích của việc cho thuê lại lao động

1. Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định.

2. Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân.

3. Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

 

Chương II

ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP

 

Điều 5. Điều kiện cấp giấy phép

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:

a) Là người quản lý doanh nghiệp;

b) Không có án tích;

c) Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Điều 6. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.

Điều 7. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động in trên giấy bìa cứng có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm); mặt trước ghi nội dung của giấy phép trên nền trng có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen; mặt sau có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG” in trên nền màu xanh da trời.

2. Nội dung giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo Mu số 01 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:

a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;

b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;

c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.

Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mu số 02 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài không thuộc đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam thì phiếu lý lịch tư pháp s1 được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp.

Các văn bản nêu trên được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng.

5. Văn bản chứng minh thời gian đã làm việc của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định này là một trong các loại văn bản sau:

a) Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đi với người làm việc theo chế độ bâu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp các văn bản quy định tại điểm a, điểm b Khoản này là văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.

6. Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động theo Mu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 9. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép

1. Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được tiếp nhận khi có đủ các giấy tờ quy định tại Điều 8 Nghị định này. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ.

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với doanh nghiệp.

Trường hợp h sơ không đảm bảo theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không cấp giấy phép đối với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;

b) Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động;

c) Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g Khoản 1 Điều 12 Nghị định này trong 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

d) Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.

Điều 10. Gia hạn giấy phép

1. Doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải bảo đảm các quy định sau đây:

a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;

b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động cho thuê lại lao động từ 02 lần trở lên trong thời hạn của giấy phép liền kề trước đó;

c) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;

d) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 60 ngày làm việc.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép bao gồm:

a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp theo Mu số 02 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản quy định tại các Khoản 2 và Khoản 6 Điều 8 Nghị định này;

c) Các văn bản quy định tại các Khoản 3, 4 và Khoản 5 Điều 8 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp giấy phép quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều 9 Nghị định này.

4. Đối với doanh nghiệp không đảm bảo quy định theo Khoản 1 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không gia hạn.

Điều 11. Cấp lại giấy phép

1. Doanh nghiệp đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy phép bị mất hoặc bị cháy;

c) Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép như sau:

a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này đối với trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính hoặc giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;

c) Các văn bản quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 8 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

d) Các văn bản quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều 8 Nghị định này và giấy xác nhận về việc bị mất hoặc bị cháy của chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị cháy;

đ) Giấy phép đã được cấp trước đó đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm c Khoản 1 Điều này.

3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp giấy phép quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều 12. Thu hồi giấy phép

1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp;

b) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;

c) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy đnh tại Điều 5 Nghị định này;

d) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;

đ) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

e) Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động cho thuê lại lao động từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên;

g) Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả;

h) Các trường hợp khác theo yêu cầu của Tòa án.

2. Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này, gồm:

a) Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy phép đã được cấp;

c) Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này như sau:

a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát các hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực của doanh nghiệp và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g và điểm h Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

a) Khi phát hiện doanh nghiệp cho thuê thuộc trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g và điểm h Khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Doanh nghiệp không được cấp giấy phép trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép đối với trường hợp thu hồi giấy phép quy định tại các điểm c, d, đ, e, g và điểm h Khoản 1 Điều này.

Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép

1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê thực hiện thanh lý toàn bộ các hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại theo quy định của pháp luật lao động, đồng thời đăng công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên một báo điện tử trong 07 ngày liên tiếp.

2. Doanh nghiệp cho thuê có trách nhiệm bố trí việc làm cho người lao động thuê lại theo hợp đồng lao động đã ký kết. Trường hợp người lao động phải ngừng việc thì người sử dụng lao động của doanh nghiệp cho thuê phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật lao động.

 

Chương III

KÝ QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

 

Điều 14. Sử dụng tiền ký quỹ

Tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.

Điều 15. Nộp tiền ký quỹ

1. Doanh nghiệp cho thuê thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và tuân thủ quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này sau khi doanh nghiệp cho thuê hoàn thành thủ tục ký quỹ. Trường hợp thay đổi một trong các thông tin trên giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; số tài khoản ký quỹ thì doanh nghiệp cho thuê gửi văn bản đề nghị và các tài liệu chứng minh việc thay đổi thông tin tới ngân hàng nhận ký quỹ để thay đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động.

Điều 16. Quản lý tiền ký quỹ

1. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm phong tỏa toàn bộ số tiền ký quỹ của doanh nghiệp, quản lý tiền ký quỹ theo đúng các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về ký quỹ.

2. Ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ, trích tiền ký quỹ và yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung tiền ký quỹ theo đúng quy định tại các Điều 17, 18 và Điều 19 Nghị định này.

3. Ngân hàng nhận ký quỹ không được cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 17. Rút tiền ký quỹ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng thanh toán tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến thời hạn thanh toán;

b) Doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đến thời hạn bồi thường;

c) Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;

d) Doanh nghiệp cho thuê bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;

đ) Doanh nghiệp cho thuê đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại khác.

2. Hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm:

a) Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ do người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký;

b) Phương án sử dụng số tiền rút từ tài khoản ký quỹ, gồm: lý do, mục đích rút tiền ký quỹ; danh sách, số lượng người lao động, số tiền, thời gian, phương thức thanh toán đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại các điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này;

c) Báo cáo việc hoàn thành nghĩa vụ và văn bản chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại trong trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này;

d) Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động tại ngân hàng thương mại khác đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều này.

3. Hồ sơ rút tiền ký quỹ gửi ngân hàng nhận ký quỹ, gồm:

a) Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ do người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký;

b) Văn bản chấp thuận rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Chứng từ rút tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ (nếu có).

4. Trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ được thực hiện như sau:

a) Doanh nghiệp cho thuê nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại của doanh nghiệp cho thuê và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận rút tiền ký quỹ và phương án sử dụng tiền ký quỹ (nếu có) gửi doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ;

d) Sau khi có văn bản chấp thuận rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp cho thuê nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này tại ngân hàng nhận ký quỹ;

đ) Ngân hàng nhận ký quỹ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp, nếu hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp thực hiện rút tiền ký quỹ. Trường hợp rút tiền ký quỹ theo quy định tại các điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này thì việc thanh toán, bồi thường cho người lao động do ngân hàng nhận ký quỹ trực tiếp chi trả theo phương án đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

Điều 18. Trích tiền ký quỹ khi doanh nghiệp cho thuê không thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động cho thuê lại

1. Trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp để thanh toán các chế độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại quy định tại Điều 14 Nghị định này trong trường hợp sau 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn thanh toán mà doanh nghiệp không thực hiện thanh toán và không có văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ để thanh toán các chế độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và yêu cầu doanh nghiệp cho thuê báo cáo danh sách người lao động thuê lại, số tiền chưa được thanh toán, bồi thường của từng người. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp cho thuê phải hoàn thành việc báo cáo nêu trên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp để thực hiện chi trả theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp. Quyết định trích tiền ký quỹ theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc trích tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp và trực tiếp chi trả theo phương án và danh sách kèm theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giám sát việc thực hiện thanh toán, bồi thường cho người lao động thuê lại theo quy định tại Khoản 1 Điều này và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 19. Nộp bổ sung tiền ký quỹ

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiền được rút ra khỏi tài khoản ký quỹ để thanh toán đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 17 và Điều 18 Nghị định này, doanh nghiệp phải nộp bổ sung tiền ký quỹ đảm bảo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

2. Sau thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp cho thuê không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 

Chương IV

CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

 

Điều 20. Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

1. Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Việc cho thuê lại lao động được thực hiện đối với các công việc thuộc danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này và bảo đảm quy định tại Điều 4, Điều 21 Nghị định này.

Điều 21. Các trường hợp không được cho thuê lại lao động

1. Doanh nghiệp cho thuê hoặc bên thuê lại lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc cho thuê lại lao động để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.

2. Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.

3. Không có sự đồng ý của người lao động thuê lại.

4. Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 22. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê

1. Niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê.

2. Báo cáo đnh kỳ 06 tháng và năm về tình hình cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12.

3. Báo cáo kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

4. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê theo quy định tại Nghị định này.

Điều 23. Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ

1. Thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, nộp tiền ký quỹ, sử dụng tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê và các quy định liên quan đến tài khoản này.

2. Báo cáo định kỳ hằng quý về tình hình thực hiện ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước ngày 15 của tháng đầu quý sau.

3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ theo quy định tại Nghị định này.

Điều 24. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật về lao động, cho thuê lại lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động trên địa bàn.

3. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ 06 tháng và năm về tình hình cho thuê lại lao động trên địa bàn quản lý theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 7 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 01 năm sau.

4. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định này.

Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Gửi thông báo về việc cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép để theo dõi, quản lý.

2. Công bố doanh nghiệp được cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này.

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động về cho thuê lại lao động.

2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Tổng hợp, công khai doanh nghiệp được cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép trên trang thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên phạm vi cả nước.

5. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định này.

Điều 27. Quy định chuyển tiếp

Các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện như sau:

1. Được tiếp tục thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động cho đến khi giấy phép hết hạn.

2. Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép thuộc trường hợp gia hạn, cấp lại giấy phép theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định này thì thực hiện cấp giấy phép mới theo quy định tại Nghị định này.

3. Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện thu hồi theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 5 năm 2019.

2. Các Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; Nghị định số 73/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 29 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; Thông tư số 40/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 29. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươ
ng;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ l
ý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 03 năm 2019 của Chính phủ)

 

STT

Công việc

1

Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký

2

Thư ký/Trợ lý hành chính

3

Lễ tân

4

Hướng dẫn du lịch

5

Hỗ trợ bán hàng

6

Hỗ trợ dự án

7

Lập trình hệ thống máy sản xuất

8

Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông

9

Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất

10

Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy

11

Biên tập tài liệu

12

Vệ sĩ/Bảo vệ

13

Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại

14

Xử lý các vấn đề tài chính, thuế

15

Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô

16

Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất

17

Lái xe

18

Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển

19

Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí

20

Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay

 

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 03 năm 2019 của Chính phủ)

 

Mẫu số 01

Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Mẫu số 02

Đơn đề nghị cấp (gia hạn, cấp lại) giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Mẫu số 03

Đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Mẫu số 04

Lý lịch tự thuật

Mẫu số 05

Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động

Mẫu số 06

Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Mẫu số 07

Văn bản chấp thuận rút tiền ký quỹ

Mẫu số 08

Quyết định trích tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động

Mẫu số 09

Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động

Mẫu số 10

Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động

Mẫu số 11

Báo cáo tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động

Mẫu số 12

Danh mục mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

 

Mẫu số 01

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY PHÉP

HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Mã số giấy phép:...(2)../20..(3)/(4)...

Cấp lần đầu: ngày... tháng... năm..(5)

Thay đổi lần thứ:………, ngày.... tháng... năm...

(………(6)………)

1. Tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt:..(7)...........................................................................

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):..(8)...................................................

2. Mã số doanh nghiệp: ...(9)..............................................................................................

3. Đa chỉ trsở chính

.........................................................................................................................................

Điện thoại:……………………… Fax:……………………… Email:.............................................

4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Họ và tên:………………Giới tính…………Sinh ngày:.............................................................

Chức danh:………………………………(10).............................................................................

Số giấy chứng thực cá nhân:..............................................................................................

Ngày cấp:………………………………………… Nơi cấp:........................................................

5. Thời hạn hiệu lực của giấy phép

Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký và có thời hạn là.... tháng./.

 

 

CHỦ TỊCH (11)
(Chữ ký, dấu)
H và tên

Ghi chú:

(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành giấy phép.

(2) Số thứ tự giấy phép.

(3) Năm ban hành.

(4) Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

(5) Ngày, tháng, năm của giấy phép được cấp lần đầu, trường hợp giấy phép đã được cấp theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ thì viết ngày tháng năm của giấy phép đã được cấp.

(6) Ghi: gia hạn hoặc cấp lại theo một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này. Ví dụ: (gia hạn giấy phép) hoặc (cấp lại giấy phép do thay đổi địa chtrụ sở chính).

- Trường hợp gia hạn thì (6) ghi: (gia hạn giấy phép);

- Trường hợp cấp lại do thay đổi

(7) Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(8) Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(9) Mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(10) Chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(11) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” Vào trước Chtịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.

 

Mẫu số 02

TÊN DOANH NGHIỆP (1a)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày …… tháng …… năm ……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

...(2a)... giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Kính gửi: ...(3)………………

1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt:………………………(1b).............................................

2. Mã số doanh nghiệp:………………………………(4)..............................................................

3. Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................................

Điện thoại: ………………………; Fax: ………………………………; E-mail:................................

4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Họ và tên:………………………………Giới tính………Sinh ngày:...............................................

Chức danh:………………………(5)..........................................................................................

Số giấy chứng thực cá nhân:................................................................................................

Ngày cấp:……………………………………………… Nơi cấp:....................................................

5. Mã số giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động..(6)..ngày cấp...(7)………

Đề nghị………………(2b)………………………giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với Công ty………………………(1c)..............................................................................

………(8)...............................................................................................................................

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về lao động.

Hồ sơ kèm theo gồm:

...........................................................................................................................................

 

 

Nơi nhận:
- …
- …

ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP (9)
(Chữ ký, dấu)
H và tên

Ghi chú:

(1a), (1b) và (1c) Tên doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép.

(2a) và (2b) Ghi: cấp hoặc gia hạn hoặc cấp lại theo đề nghị của doanh nghiệp.

(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

(4) Mã số doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(5) Chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ghi theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(6) Mã số giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp (nếu có); đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ thì ghi cụ thể cphần số và chữ của giấy phép (ví dụ: 11/LĐTBXH-GP).

(7) Ngày cấp của giấy phép đã được cấp (nếu có).

(8) Ghi lý do quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này nếu thuộc trường hợp cấp lại giấy phép.

(9) Chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

 

Mẫu số 03

TÊN DOANH NGHIỆP (1a)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

(2), ngày …… tháng năm (3)

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Kính gửi: ………(2a)………………

1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt:………………………(1b).............................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................................

Điện thoại: ………………; Fax: ………………; E-mail:..............................................................

3. Mã số doanh nghiệp: ………………………(3).......................................................................

4. Họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Họ và tên:………………………………Giới tính: ……… Sinh ngày:............................................

Chức danh: ………………………(4a)........................................................................................

5. Mã số giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:.............................................................

Ngày cấp: ………………………………………………thời hạn:...................................................

Đề nghị ………………………(2b)……………………… thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với Công ty ………………………(1c)......................................................

Lý do thu hồi:.......................................................................................................................

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về lao động.

Hồ sơ kèm theo gồm:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

 


Nơi nhận:
- …
- …

ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP(4b)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1a), (1b) và (1c) Tên doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(2a) và (2b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

(3) Mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(4a) và (4b) Chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Mẫu số 04

LÝ LỊCH TỰ THUẬT

 

Ảnh chân dung 4x6

I - SƠ YẾU LÝ LỊCH

1. Họ và tên:…………………………… Giới tính............................................................

2. Loại giấy tờ chứng thực cá nhân:………………… Số giấy chứng thực cá nhân...............

Ngày cấp……………………………Nơi cấp..................................................................

3. Ngày tháng năm sinh:.........................................................................................................

4. Tình trạng hôn nhân:...........................................................................................................

5. Quốc tịch gốc:...................................................................................................................

6. Quốc tịch hiện tại:...............................................................................................................

7. Trình độ học vấn/trình độ chuyên môn:................................................................................

8. Nơi làm việc cuối cùng hoặc hiện tại:...................................................................................

II - QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

III - QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BẢN THÂN

9. Làm việc ở nước ngoài:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

10. Làm việc ở Việt Nam

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

IV- LÝ LỊCH VỀ TƯ PHÁP

11. Vi phạm pháp luật Việt Nam. (Thời gian vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức xử lý)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

12. Vi phạm pháp luật nước ngoài. (Thời gian vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức xử lý)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.

 

 

……, Ngày... tháng.... năm.....
(Người khai ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 05

TÊN NGÂN HÀNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………

………, ngày tháng năm ….

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KÝ QUỸ KINH DOANH CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

 

Căn cứ Nghị định số   /2019/NĐ-CP ngày   tháng   năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Ngân hàng:............................................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................................

Điện thoại liên hệ:...................................................................................................................

CHỨNG NHẬN

Tên doanh nghiệp:..................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở:........................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp:..............................................................................................................

Chủ tài khoản:…………………………………(1)...........................................................

Chức danh của Chủ tài khoản:……………………………(2).............................................

Đã nộp tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động như sau:

Số tiền ký quỹ:.......................................................................................................................

Số tiền bằng chữ:..................................................................................................................

Số tài khoản ký quỹ:..............................................................................................................

Tại ngân hàng:.......................................................................................................................

Ngày ký quỹ:.........................................................................................................................

Số hợp đồng ký quỹ:……………………… ngày..............................................................

Được hưởng lãi suất:.............................................................................................................

 

 

ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Chủ tài khoản ký quỹ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

(2) Chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Mẫu số 06

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH(1a)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   /QĐ-UBND

………, ngày …… tháng …… năm ……

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH...(1b)...

 

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số …/2019/NĐ-CP ngày....tháng…năm…… của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

Xét đề nghị của..(2)...Công ty...(3a)...tại...(4)... về việc đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

Xét đề nghị của ....(5)....,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mã số giấy phép ……… cấp lần đầu ngày....tháng... năm ...., thay đi lần thứ …, ngày....tháng…năm…cấp cho Công ty...(3b)..., địa chỉ trụ sở chính tại………, mã số doanh nghiệp………

Lý do thu hồi:……………

Điều 2. Công ty...(3c)...thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số…/2019/NĐ-CP ngày…của Chính phủ.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện..(6)..

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...tháng…năm…/.

 


Nơi nhận:
- ………;
- ……

CHỦ TỊCH (7)
(Chữ ký,du)
Họ và tên

Ghi chú:

(1a) và (1b) y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền thu hồi giấy phép.

(2) Chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

(3a), (3b) và (3c) Tên doanh nghiệp đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

(4) Shiệu, ngày tháng năm ban hành văn bản đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp.

(5) Cơ quan thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về lĩnh vực cho thuê lại lao động theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(6) Ghi cụ thể cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định.

(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.

 

Mẫu số 07

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH(1a)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../UBND-..(2)
V/v thông báo chấp thuận việc rút tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động

………, ngày …… tháng …… năm ………

 

Kính gửi: ……………(3a)…………

…………(4a)…………

 

Căn cứ Nghị định số……/2019/NĐ-CP ngày....tháng…năm…của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Xét đề nghị của ...(3b)... đề nghị rút tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động và hồ sơ kèm theo,...(1b)... có ý kiến như sau:

1. Chấp thuận đề nghị rút tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động của...(3c)…… địa chỉ doanh nghiệp mã sdoanh nghiệp:………, mã số giấy phép (nếu có):………để thực hiện ………(5)……

2. ...(3d)..., Ngân hàng...(4b), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ……… có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động./.

 


Nơi nhận:
- …………;
- ……
……

CHỦ TỊCH (6)
(Chữ ký, dấu)
H và tên

 

Ghi chú:

(1a) và (1b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.

(3a), (3b), (3c) và (3d) Tên doanh nghiệp đề nghị rút tiền ký quỹ.

(4a) và (4b) Tên ngân hàng nhận ký quỹ.

(5) Ghi lý do rút tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

(6) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.

 

Mẫu số 08

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH(1a)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   /QĐ-UBND

, ngày …… tháng …… năm

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc trích tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH...(1b)...

 

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số……/2019/NĐ-CP ngày....tháng……năm…… của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tnh, thành phố....,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Trích tiền từ tài khoản ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động của Công ty...(2a).., mã số doanh nghiệp...(3).., địa chỉ trụ sở chính...(4)để thực hiện thanh toán chế độ, quyền lợi của người lao động theo danh sách kèm theo Quyết định này.

1. Số tài khoản ký quỹ……………(5)…………tại……………(6a).............................

2. Số tiền trích:…………………(7).................................................................................

(Bằng chữ: ………(8)............................................................................................................. )

3. Ngân hàng ……………(6b)………………thực hiện trích tiền ký quỹ và thanh toán chế độ cho người lao động thuê lại.

4. Công ty……………(2b)……………………trách nhiệm nộp bổ sung tiền ký quỹ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút ra khỏi tài khoản ký quỹ.

Điều 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố...,..(9)..Ngân hàng ...(6c)..., Giám đốc Công ty...(2c)………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...tháng…năm...../.

 


Nơi nhận:
- …………;
- ……
……

CHỦ TỊCH(10)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1a) và (1b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trc thuộc trung ương có thẩm quyền trích tiền ký quỹ.

(2a), (2b) và (2c) Tên doanh nghiệp bị trích tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động.

(3) Mã s doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(4) Địa chỉ trụ sở chính ca doanh nghiệp bị trích tiền ký quỹ.

(5) Số tài khoản ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động.

(6a), (6b) và (6c) Tên ngân hàng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động.

(7) Stin trích từ tài khoản ký quỹ.

(8) Số tiền trích từ tài khoản ký quỹ bằng chữ.

(9) Chức danh người đại diện theo pháp luật của ngân hàng nhận ký quỹ.

(10) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.

 

Mẫu số 09

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày …… tháng …… năm ………

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ...

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...

..(1)..Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đu năm (hoặc năm....) như sau:

Loại hình chủ sở hữu: (2) □ Doanh nghiệp nhà nước □ Doanh nghiệp tư nhân □ Doanh nghiệp FDI

1. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Chỉ tiêu

S lao đng đầu kỳ (người)

Tăng trong kỳ (người)

Giảm trong kỳ (người)

Số lao động cuối kỳ (người)

Số lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc (người) (3)

Ghi chú

I

II

III

IV

V

VI

VII

Tổng số lao động theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp, trong đó:

 

 

 

 

 

 

1. Số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp cho thuê, chia ra:

 

 

 

 

 

 

- Số lao động có HĐLĐ không xác định thời hạn

 

 

 

 

 

 

- Số lao động có HĐLĐ từ đủ 12 tháng đến 36 tháng

 

 

 

 

 

 

- Số lao động có HĐLĐ dưới 12 tháng

 

 

 

 

 

 

2. Slao động cho thuê li, chia ra:

 

 

 

 

 

 

- Thời hạn cho thuê lại dưới 03 tháng

 

 

 

 

 

 

- Thời hạn cho thuê lại từ 03 tháng đến dưới 06 tháng

 

 

 

 

 

 

- Thời hạn cho thuê lại từ 06 tháng đến 12 tháng

 

 

 

 

 

 

2. Tình hình hoạt động cho thuê lại lao động

TT

Công việc cho thuê lại (4)

Số lượng bên thuê lại lao động (5)

Số lao động thuê lại (người)

Thời hạn cho thuê lại lao động bình quân (tháng)

Các chế độ của người lao động thuê lại

Ghi chú

 

 

 

Tiền lương bình quân

(đồng/người/tháng)

Thu nhập bình quân

(đồng/người/tháng)

Chế độ phúc li (6)

 

 

 

Dưới 3 tháng

Từ 3 - dưới 6 tháng

Từ 6 - 12 tháng

Khác

 

 

 

 

 

 

 

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP(7)
(Chữ , dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên doanh nghiệp thực hiện báo cáo.

(2) Đánh dấu x vào ô tương ứng với loại hình chủ sở hữu của doanh nghiệp thực hiện báo cáo.

(3) Số lao động được tham gia bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(4) Liệt kê công việc cho thuê lại lao động.

(5) Số lượng doanh nghiệp thuê lại lao động để thực hiện công việc đã liệt kê tại cột II.

(6) Tên các loại phúc lợi mà người lao động thuê lại được hưởng, ví dụ: bảo hiểm nhân thọ, bo hiểm tự nguyện, tiền lễ, tết, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, các loại dịch vụ người lao động thuê lại được hưng……

(7) Chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Mẫu số 10

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH,
THÀNH PHỐ......
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………

………, ngày tháng năm ………

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
(Báo cáo 06 tháng hoặc năm....)

Kính gửi:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc trung ương...

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố ……………báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn như sau:

1. Tình hình doanh nghiệp cho thuê lại lao động đang hoạt động

Chỉ tiêu

Số doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp

Tổng số lao động sử dụng

Số lượng doanh nghiệp thuê lại lao động (1)

Ghi chú

DN nhà nước

DN tư nhân

DN có vốn đầu tư nước ngoài FDI

Số lao động làm việc tại doanh nghiệp cho thuê (người)

Số lao động cho thuê lại (người)

Trong địa bàn tỉnh

Ngoài địa bàn tỉnh

 

1. Số doanh nghiệp đã được cấp phép đầu kỳ báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Số doanh nghiệp được cấp giấy phép lần đầu trong kỳ báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Số doanh nghiệp được gia hạn giấy phép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Số doanh nghiệp được cấp lại giấy phép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Tng số doanh nghiệp giảm trong kỳ báo cáo, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp hết hạn giấy phép mà không được gia hạn, cấp lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp bthu hồi giấy phép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Số doanh nghiệp có giấy phép đang hoạt động cuối kỳ (2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tình hình hoạt động cho thuê lại lao động

TT

Công việc cho thuê lại

Số doanh nghiệp được cấp GP cho thuê lại lao động (3)

Số lao động cho thuê lại (người)

Số lao động theo thời hạn cho thuê lại lao động (tháng)

Các chế độ của người lao động cho thuê lại

Số lao động thuê lại tham gia bo hiểm bắt buc (người) (7)

Ghi chú

 

 

 

Tiền lương bình quân

(đồng/người/tháng) (4)

Thu nhập bình quân

(đồng/người/tháng) (5)

Chế độ phúc li (6)

 

 

 

Dưới 3 tháng

Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng

Từ 6 tháng đến 12 tháng

Khác

 

 

 

 

 

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

XIII

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nơi nhận:
- …………;
- ……
……

GIÁM ĐỐC(8)
(Chữ ký, dấu)
H và tên

Ghi chú:

(1) Số lượng doanh nghiệp thuê lại lao động của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép.

(2) Số doanh nghiệp có giấy phép đang hoạt động cuối kỳ (mục 6) = số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đầu kỳ (mục 1) + số doanh nghiệp được cấp giấy phép lần đầu (mục 2) - số doanh nghiệp giảm trong kỳ (mục 5).

(3) S doanh nghiệp được cấp giấy phép đang thực hiện công việc cho thuê lại lao động tại cột II.

(4) Tiền lương bình quân của người lao động cho thuê lại thực hiện công việc tại cột II.

(5) Thu nhập bình quân của người lao động cho thuê lại thực hiện công việc tại cột II bao gồm tiền lương, tiền thưởng và thu nhập khác.

(6) Tên các loại phúc lợi mà người lao động thuê lại được hưởng, ví dụ: bo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tự nguyện, tiền lễ, tết, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, các loại dịch vụ người lao động thuê lại được hưởng...

(7) Số lao động thuê lại được tham gia bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bo hiểm thất nghiệp; bo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(8) Giám đốc; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Giám đốc, bên dưới ghi Phó Giám đốc.

 

Mẫu số 11

TÊN NGÂN HÀNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………

………, ngày tháng năm ……

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬN TIỀN KÝ QUỸ KINH DOANH CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

(Báo cáo quý………năm………)

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ...

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...

Tên ngân hàng:...................................................................................................................

Địa chỉ:................................................................................................................................

Số điện thoại:…………………………………Số Fax:.........................................

Tên doanh nghiệp ký quỹ kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động

Số Giấy chứng nhận ký quỹ

Số tài khoản ký quỹ

Số tiền ký quỹ

Ngày ký quỹ

I

II

III

IV

V

1.

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG
(Chữ ký, dấu)
H và tên

 

Mẫu số 12

DANH MỤC MÃ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

STT

Tên tỉnh, thành phố

Mã tỉnh, thành phố

1

An Giang

SAG

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

SBRVT

3

Bắc Cạn

SBC

4

Bắc Giang

SBG

5

Bạc Liêu

SBL

6

Bắc Ninh

SBN

7

Bến Tre

SBT

8

Bình Định

SBĐ

9

Bình Dương

SBD

10

Bình Phước

SBP

11

Bình Thuận

SBTH

12

Cà Mau

SCM

13

Cần Thơ

SCT

14

Cao Bằng

SCB

15

Đà Nng

SĐN

16

Đắk Lắk

SĐL

17

Đắk Nông

SĐKN

18

Điện Biên

SĐB

19

Đồng Nai

SĐGN

20

Đồng Tháp

SĐT

21

Gia Lai

SGL

22

Hà Giang

SHG

23

Hà Nam

SHN

24

Hà Nội

SHNI

25

Hà Tĩnh

SHT

26

Hải Dương

SHD

27

Hải Phòng

SHP

28

Hậu Giang

SHG

29

Hòa Bình

SHB

30

Hưng Yên

SHY

31

Khánh Hòa

SKH

32

Kiên Giang

SKG

33

Kon Tum

SKT

34

Lai Châu

SLC

35

Lâm Đồng

SLĐ

36

Lạng Sơn

SLS

37

Lào Cai

SLCI

38

Long An

SLA

39

Nam Định

SNĐ

40

Nghệ An

SNA

41

Ninh Bình

SNB

42

Ninh Thuận

SNT

43

Phú Thọ

SPT

44

Phú Yên

SPY

45

Quảng Bình

SQB

46

Quảng Nam

SQN

47

Quảng Ngãi

SQNI

48

Quảng Ninh

SQNH

49

Quảng Trị

SQT

50

Sóc Trăng

SST

51

Sơn La

SSL

52

Tây Ninh

STN

53

Thái Bình

STB

54

Thái Nguyên

STNG

55

Thanh Hóa

STH

56

Thừa Thiên Huế

STTH

57

Tiền Giang

STG

58

TP Hồ Chí Minh

SHCM

59

Trà Vinh

STV

60

Tuyên Quang

STQ

61

Vĩnh Long

SVL

62

Vĩnh Phúc

SVP

63

Yên Bái

SYB

 

 

 Download:ND29CP_chothuelailaodong.pdf

NGHỊ ĐỊNH Số: 149/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 3 ĐIỀU 63 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆCHD Tiền lương - BHXHNGHỊ ĐỊNH Số: 149/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 3 ĐIỀU 63 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 3 ĐIỀU 63 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
03/06/2019 11:00 SANoĐã ban hành

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 149/2018/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2018

 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 3 ĐIỀU 63 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động.

2. Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Bộ luật lao động.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định này không áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.

2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.

3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Điều 4. Nội dung người sử dụng lao động phải công khai

1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh.

2. Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

3. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác mà doanh nghiệp tham gia.

4. Nghị quyết Hội nghị người lao động.

5. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).

6. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

7. Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Điều 5. Nội dung người lao động được tham gia ý kiến

1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể.

3. Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy n.

4. Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nội dung người lao động được quyết định

1. Giao kết, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

2. Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

3. Tham gia hoặc không tham gia đình công theo đúng quy định của pháp luật.

4. Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật; biểu quyết nội dung Nghị quyết Hội nghị người lao động.

5. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát

1. Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

2. Việc thực hiện nội quy lao động, các quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

3. Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.

4. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.

5. Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

6. Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động.

Điều 8. Đối thoại tại nơi làm việc

1. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu.

2. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Điều 9 Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

Điều 9. Hội nghị người lao động

1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức thực hiện. Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất một năm một lần.

2. Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thhoặc hội nghị đại biểu.

3. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật lao động.

4. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

Điều 10. Các hình thức thực hiện dân chủ khác

1. Hệ thống thông tin nội bộ

2. Hòm thư góp ý kiến.

3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

4. Các hình thức khác do doanh nghiệp quy định trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

Điều 11. Trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để đảm bảo thực hiện các quy định tại Nghị định này.

2. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải có sự tham gia ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và được phổ biến công khai đến người lao động trước khi thực hiện.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động được min trừ tổ chức hội nghị người lao động theo quy định tại Điều 9 và ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc bằng văn bản theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tưng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn th
;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, ĐMDN (2b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





Nguyễn Xuân Phúc

 

 nghi-dinh-149-2018-nd-cp-huong-dan-thuc-hien-quy-che-dan-chu-o-noi-lam-viec.pdf

 

Hướng dẫn nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018HD Tiền lương - BHXH01;#TinHướng dẫn nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">Căn cứ Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ng&agrave;y 16/11/2018 của Ch&iacute;nh phủ quy định mức lương tối thiểu v&ugrave;ng đối với người lao động l&agrave;m việc theo hợp đồng lao động.</span></span></p>

<p><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">Sở Lao động - Thương binh v&agrave; X&atilde; hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu v&ugrave;ng năm 2019 trong c&aacute;c doanh nghiệp, hợp t&aacute;c x&atilde;, li&ecirc;n hiệp hợp t&aacute;c x&atilde;, tổ hợp t&aacute;c, trang trại, hộ gia đ&igrave;nh, c&aacute; nh&acirc;n, cơ quan v&agrave; tổ chức (gọi chung l&agrave; doanh nghiệp) hoạt động tr&ecirc;n địa b&agrave;n tỉnh B&igrave;nh Dương c&oacute; thu&ecirc; mướn lao động l&agrave;m việc theo hợp đồng lao động</span></span></p>
18/12/2018 2:46 SAĐã ban hành

Kính gửi:    

  - Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương;

  - Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore;

  - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;

  - Các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2019 trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan và tổ chức (gọi chung là doanh nghiệp) hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thuê mướn lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:

I. Mức lương tối thiểu vùng:

Từ ngày 01/01/2019, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương áp dụng mức lương tối thiểu vùng (vùng I) mức 4.180.000 đồng/tháng.

II. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Mục I nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

- Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo.

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005.

- Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng nghề quy định tại Luật Dạy nghề.

- Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm.

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học.

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài.

- Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

2. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Mục I nêu trên, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định cửa pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

III. Triển khai thực hiện

1. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai và thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2019 theo đúng quy định; rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phù hợp với mức lương tối thiểu vùng và sớm công bố công khai kết quả cho người lao động biết. Quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần trao đổi, thỏa thuận với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động điều chỉnh cụ thể các mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Thang lương, bảng lương sau khi điều chỉnh phải gửi Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng và các quy chế khác của doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp có nội dung chưa phù hợp quy định pháp luật lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định.

c) Doanh nghiệp báo cáo bằng văn bản việc thực hiện Nghị định số 157/2018/NĐ-CP theo nội dung sau:                            

 

 

Mức tiền lương

(Đơn vị tính:         1.000 đồng)

Ghi chú

Thấp nhất

Cao nhất

Bình quân

Mức lương từ 01/01/2019

 

 

 

 

2. Đối với Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quyền quản lý thực hiện đúng các quy định về việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2019. Tiếp nhận thang lương, bảng lương, định mức lao động do doanh nghiệp gửi để rà soát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định hiện hành thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật lao động.

b) Tăng cường theo dõi, giám sát các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu vùng, bảo đảm các doanh nghiệp thực hiện việc trả lương và các chế độ khác đối với người lao động đúng theo quy định tại Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.

c) Tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ và kết quả thực hiện mức lương tối thiểu vùng của các doanh nghiệp theo địa bàn quản lý.

Các đơn vị, doanh nghiệp tổng hợp báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 15/01/2019 và gửi qua địa chỉ Email: ngocthanhsld@gmail.com

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc liên hệ với Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), điện thoại: 06503.825378 để được hướng dẫn thêm./.

(Công văn số: 4399/SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày 18/12/2017 các đơn vị, DN tải từ trang thông tin điện tử của Sở theo địa chỉ: http://soldtbxh.binhduong.gov.vn, chọn mục Hướng dẫn thủ tục/HD Tiền lương – BHXH).

Hướng Dẫn Thực Hiện.pdf

Thông tư số 53/2016/TT-BCA Quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt NamHD Xuất nhập cảnh01;#TinThông tư số 53/2016/TT-BCA Quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p>Th&ocirc;ng tư số 53/2016/TT-BCA Quy định c&aacute;ch thức thực hiện khai b&aacute;o, tiếp nhận th&ocirc;ng tin tạm tr&uacute; của người nước ngo&agrave;i tại Việt Nam</p>

<p>Tải văn bản tại đ&acirc;y: <a href="/PublishingImages/files/53_2016_TT-BCA(16302).pdf">53_2016_TT-BCA(16302).pdf</a></p>
15/05/2018 12:15 CHĐã ban hành

Thông tư số 53/2016/TT-BCA Quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Tải văn bản tại đây: 53_2016_TT-BCA(16302).pdf

Luật số: 47/2014/QH13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú  của người nước ngoài tại Việt NamHD Xuất nhập cảnh01;#TinLuật số: 47/2014/QH13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú  của người nước ngoài tại Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p>Luật số: 47/2014/QH13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, qu&aacute; cảnh, cư tr&uacute;&nbsp; của người nước ngo&agrave;i tại Việt Nam; Luật n&agrave;y quy định nguy&ecirc;n tắc, điều kiện, tr&igrave;nh tự, thủ tục, quyền v&agrave; nghĩa vụ của người nước ngo&agrave;i nhập cảnh, xuất cảnh, qu&aacute; cảnh, cư tr&uacute; tại Việt Nam; quyền v&agrave; tr&aacute;ch nhiệm của cơ quan quản l&yacute; nh&agrave; nước Việt Nam, của cơ quan, tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n trong hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, qu&aacute; cảnh, cư tr&uacute; của người nước ngo&agrave;i tại Việt Nam</p>

<p>Tải Văn bản tại đ&acirc;y: <a href="/PublishingImages/files/1_Luat%20nhap%20canh%2C%20xuat%20canh%2C%20cu%20tru%20cua%20nguoi%20nuoc%20ngoai%20tai%20Viet%20Nam_Luat%20so%2047_2014_QH13%20(2).doc">Luat47_2014_QH13).doc</a></p>
15/05/2018 12:09 CHĐã ban hành

Luật số: 47/2014/QH13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú  của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Tải Văn bản tại đây: Luat47_2014_QH13).doc

Thông tư 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt NamHD Xuất nhập cảnh01;#TinThông tư 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times\ new\ roman,times,serif">Th&ocirc;ng tư 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ li&ecirc;n quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư tr&uacute; của người nước ngo&agrave;i tại Việt Nam</span></span></p>

<p><span style="font-size:18px"><span style="font-family:times\ new\ roman,times,serif">Tải Th&ocirc;ng tư v&agrave; biểu mẫu tại đ&acirc;y: <a href="/PublishingImages/files/TT-04-bieumauxincapvisa.pdf">TT-04-bieumauxincapvisa.pdf</a></span></span></p>
15/05/2018 3:31 SAĐã ban hành

Thông tư 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Tải Thông tư và biểu mẫu tại đây: TT-04-bieumauxincapvisa.pdf

Công văn hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2018HD Tiền lương - BHXH01;#TinCông văn hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2018/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<div style="margin-left: 36pt;"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">K&iacute;nh gửi:&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</span></span></div>

<div style="margin-left: 4cm;"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; - Ban Quản l&yacute; c&aacute;c Khu c&ocirc;ng nghiệp B&igrave;nh Dương;</span></span></div>

<div style="margin-left: 4cm;"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; - Ban Quản l&yacute; Khu c&ocirc;ng nghiệp Việt Nam - Singapore;</span></span></div>

<div style="margin-left: 4cm;"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; - Ủy ban nh&acirc;n d&acirc;n c&aacute;c huyện, thị x&atilde;, th&agrave;nh phố;</span></span></div>

<div style="margin-left: 4cm;"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:times new roman,times,serif">&nbsp; - C&aacute;c doanh nghiệp đang hoạt động tr&ecirc;n địa b&agrave;n tỉnh.</span></span></div>

<div style="margin-left: 4cm; text-align: justify;">C&ocirc;ng văn hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu v&ugrave;ng năm 2018</div>

<div style="margin-left: 4cm; text-align: justify;"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:times new roman,times,serif"><em>Tải C&ocirc;ng văn tại đ&acirc;y: <a href="/PublishingImages/files/4015.pdf">CongVanHD.pdf</a></em></span></span></div>
19/12/2017 2:59 SAĐã ban hành
Kính gửi:    
  - Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương;
  - Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore;
  - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
  - Các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2018 trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan và tổ chức (gọi chung là doanh nghiệp) hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thuê mướn lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
I. Mức lương tối thiểu vùng:
Từ ngày 01/01/2018, thực hiện mức lương tối thiểu vùng, cụ thể như sau:
- Mức 3.980.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên các huyện Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên (Vùng I).
- Mức 3.530.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng (Vùng II).
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Đối với doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
II. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Mục I nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:
- Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo.
- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005.
- Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng nghề quy định tại Luật Dạy nghề.
- Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm.
- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học.
- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài.
- Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
2. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Mục I nêu trên, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định cửa pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
III. Triển khai thực hiện
1. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn:
a) Doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai và thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2018 theo đúng quy định; rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phù hợp với mức lương tối thiểu vùng và sớm công bố công khai kết quả cho người lao động biết. Quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần trao đổi, thỏa thuận với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động điều chỉnh cụ thể các mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Thang lương, bảng lương sau khi điều chỉnh phải gửi Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng và các quy chế khác của doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp có nội dung chưa phù hợp quy định pháp luật lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định.
c) Doanh nghiệp báo cáo bằng văn bản việc thực hiện Nghị định số 141/2017/NĐ-CP gửi về Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 31/01/2018 theo nội dung sau:                             
                                                                            Đơn vị tính:      1.000 đồng                                                                                                                                      
 
 
Mức tiền lương
Ghi chú
Thấp nhất
Cao nhất
Bình quân
Mức lương từ 01/01/2017
 
 
 
 
2. Đối với Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quyền quản lý thực hiện đúng các quy định về việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2018. Tiếp nhận thang lương, bảng lương, định mức lao động do doanh nghiệp gửi để rà soát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định hiện hành thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật lao động.
b) Tăng cường theo dõi, giám sát các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu vùng, bảo đảm các doanh nghiệp thực hiện việc trả lương và các chế độ khác đối với người lao động đúng theo quy định Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
c) Báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ và kết quả thực hiện mức lương tối thiểu vùng của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
  Thời hạn báo cáo trước ngày 31/01/2017
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc liên hệ với Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), điện thoại: 06503.825378 để được hướng dẫn thêm./.
(Công văn số        /SLĐTBXH-LĐTLBHXH ngày     /12/2017 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2018 các đơn vị, doanh nghiệp có thể tải từ trang thông tin điện tử của Sở theo địa chỉ: http://soldtbxh.binhduong.gov.vn, chọn mục Hướng dẫn thủ tục/HD Tiền lương - BHXH./.
Tải Công văn tại đây: CongVanHD.pdf
Về việc hướng dẫn triển khai Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.HD Việc làm - ATLĐ01;#TinVề việc hướng dẫn triển khai Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
<p>==============================</p>
04/12/2017 4:21 SAĐã ban hành

               Kính gửi:  Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.                     

Ngày 15/8/2017, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 23/2017/TT – BLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 02/10/2017.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Dương đề nghị quý doanh nghiệp nghiên cứu thực hiện và lưu ý một số nội dung sau:
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài; cấp, cấp lại giấy phép lao động; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử theo mức độ 3 của dịch vụ công trực tuyến (địa chỉ: http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn).
Từ ngày 02/10/2017, người sử dụng lao động lựa chọn một trong hai phương án sau để thực hiện nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động; hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động; hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
a) Thực hiện trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho cơ quan chấp thuận và cơ quan cấp giấy phép lao động;
b) Thực hiện qua cổng thông tin điện tử (theo Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/8/2017).
2. Các doanh nghiệp có thể tải Thông tư 23/2017/TT – BLĐTBXH ngày 15/18/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại trang thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: www.molisa.gov.vn (văn bản/văn bản pháp quy).
3. Quy trình nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động cho lao động người nước ngoài qua mạng điện tử: các doanh nghiệp tải tài liệu hướng dẫn quy trình thực hiện tại địa chỉ http://soldtbxh.binhduong.gov.vn (hướng dẫn thủ tục/Việc làm - ATLĐ).               
Ngoài ra, các doanh nghiệp, cá nhân muốn nắm rõ hơn quy trình thực hiện cần tham khảo thêm các video hướng dẫn nằm phía dưới của trang thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn./.
Đề nghị quý doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc theo quy định pháp luật. Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc xin liên hệ Phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Dương, địa chỉ: tầng 6, tháp A, Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương, điện thoại: 0274.3872067, email: phongvieclam.sldbd@gmail.com) để trao đổi, giải đáp./.
===============================================================================
Tải tài liệu hướng dẫn tại đây: HuongDan.docx
Ảnh
Video