Thứ sáu, 28/12/2018, 15:23 (GMT+7)
(0274) 3822.463
Hướng dẫn thủ tục
Thứ 2, Ngày 02/12/2019, 15:00
Công văn 5736/SLĐTBXH-CSLĐ V/v hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/12/2019
Kính gửi: - Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương; - Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore; - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; - Các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. .............

​Công văn 5736/SLĐTBXH-CSLĐ V/v hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020​

                  Kính gửi:     

  - Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương;

  - Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore;

  - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;

  - Các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

 

Thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan và tổ chức (gọi chung là doanh nghiệp) hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương, có thuê mướn lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:

I. Mức lương tối thiểu vùng:

Từ ngày 01/01/2020, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương áp dụng mức lương tối thiểu vùng (vùng I) mức 4.420.000 đồng/tháng.

II. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng:

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Mục I nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

- Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

- Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

- Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

- Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề. 

2. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Mục I nêu trên, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định cửa pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

III. Triển khai thực hiện:

1. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai và thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 theo đúng quy định; rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phù hợp với mức lương tối thiểu vùng và sớm công bố công khai kết quả cho người lao động biết. Quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần trao đổi, thỏa thuận với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động điều chỉnh cụ thể các mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Thang lương, bảng lương sau khi điều chỉnh phải gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng và các quy chế khác của doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp có nội dung chưa phù hợp quy định pháp luật lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định.

c) Doanh nghiệp báo cáo bằng văn bản việc thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP theo nội dung sau:                            

 

 

Mức tiền lương

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Ghi chú
Thấp nhấtCao nhấtBình quân
Mức lương từ 01/01/2020    

2. Đối với Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quyền quản lý thực hiện đúng các quy định về việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Tiếp nhận thang lương, bảng lương, định mức lao động do doanh nghiệp gửi để rà soát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định hiện hành thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật lao động.

b) Tăng cường theo dõi, giám sát các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu vùng, bảo đảm các doanh nghiệp thực hiện việc trả lương và các chế độ khác đối với người lao động đúng theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ.

c) Tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ và kết quả thực hiện mức lương tối thiểu vùng của các doanh nghiệp theo địa bàn quản lý.

* Lưu ý: Các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tổng hợp báo cáo bằng văn bản và gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 15/01/2020 (đồng thời gửi qua địa chỉ Email: ngocthanhsld@gmail.com).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc liên hệ với Phòng Chính sách Lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), điện thoại: 0274.3825378 để được hướng dẫn thêm./.

Tải Công văn tại đây:  Tải về 5736-CSLD.signed.pdf

Lượt người xem:  Views:   3852
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video